tuyensinh247

Mục II - Phần A - Trang 162, 163, 164 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 162,163,164 VBT vật lí 9 Mục II - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 58

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

17

Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước rồi đo góc tới và góc khúc xạ. Hãy chỉ ra cặp số liệu nào có thể là kết quả mà bạn Lan thu được. 

A. Góc tới bằng 40030'; góc khúc xạ bằng 600.

B. Góc tới bằng 600; góc khúc xạ bằng 40030'.

C. Góc tới bằng 900; góc khúc xạ bằng 00.

D. Góc tới bằng 00; góc khúc xạ bằng 900.

Phương pháp giải:

Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Góc tới bằng 600; góc khúc xạ bằng 40030'.

18

Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với mặt thấu kính, cách thấu kính 30 cm. thấu kính có tiêu cự 15 cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 60 cm

B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm

C. Ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 30 cm.

Phương pháp giải:

Đối với thấu kính hội tụ:

- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm.

19

Vật kính của loại máy ảnh trên hình 47.2 (SGK trang 127) có tiêu cự cỡ bao nhiêu xentimét?

A. 1 cm                            B. 5 cm

C. 20 cm                          D. 40 cm

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. 5 cm.

20

Bác Hoàng, bác Liên và bác Sơn đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25 cm trở ra; bác Liên nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50 cm trở ra; còn bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật từ 50 cm trở lại. Mắt bác nào bị cận, mắt bác nào là mắt lão và mắt bác nào là bình thường?

A. Mắt bác Hoàng là mắt cận, mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt lão

B. Mắt bác Hoàng là mắt lão mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt cận

C. Mắt bác Hoàng bình thường; mắt bác Liên là mắt cận; mắt bác Sơn là mắt lão.

D. Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

Phương pháp giải:

Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.

Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D. Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

21

Hãy ghép mỗi thành phần a, b, c, d với mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 để thành câu có nội dung đúng:

a. Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ta sẽ được ánh sáng...

b. Vật màu xanh có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng...

c. Trộn ánh sáng màu vàng với ánh sáng màu xanh da trời ta sẽ được ánh sáng...

d. Mọi ánh sáng đều có...

1. tác dụng nhiệt.

2. màu lục.

3. màu xanh.

4. màu đỏ.

Lời giải chi tiết:

a - 4; b - 3; c- 2; d - 1.

22.

Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20 cm. Thấu kính có tiêu cự 20 cm.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính.

b. Đó là ảnh thật hay ảnh ảo?

c. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu centimet?

Phương pháp giải:

- Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.

 + Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

 + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết:

a. Ảnh của vật AB cho bởi thấu kính.

b. Đó là ảnh ảo.

c. OA = OF = 20cm. OA’ = ?

Do A ≡ F nên BO và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật ABIO.

B' là giao điểm của hai đường chéo BO và AI => BB’ = B’O  (1)

Lại có: AB // A’B’ (cùng vuông góc với ∆)  (2)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \displaystyle{\rm{AA'  =  OA' }} \Rightarrow {\rm{ OA'  =  }}{1 \over 2}OA = {1 \over 2}.20 = 10cm\)

23.

Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng để chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy l,2m.

a. Hãy dựng ảnh của vật trên màn hứng ảnh (không cần đúng tỉ lệ)

b. Dựa vào hình vẽ để tính độ cao của ảnh trên màn hứng ảnh.

Phương pháp giải:

Sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh.

Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.

- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

Lời giải chi tiết:

a) Ảnh của vật trên màn hứng ảnh.

b) OF = OF’ = 8cm; AB = 40cm; OA = 1,2m = 120cm.

Ta có: \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \displaystyle{{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}}\,\,\,\,(1)\)

Lại có: \(\Delta F'OI \sim \Delta F'A'B' \Rightarrow \displaystyle{{OI} \over {A'B'}} = {{OF'} \over {A'F'}}\,\,\,\,(2)\)

Mặt khác: AB = OI (3)

Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \displaystyle{{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {A'F'}} \Leftrightarrow {{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {OA' - {\rm{OF}}'}} \\\Leftrightarrow {{120} \over {OA'}} = {8 \over {OA' - 8}} \)

\(\Rightarrow OA' = \displaystyle{{60} \over 7}cm\)

Thay vào (1) ta được: \(\displaystyle{{40} \over {A'B'}} = {{120} \over {{\displaystyle{60} \over 7}}} \Rightarrow A'B' = 2,86cm\)

24.

Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m. Cửa cao 2m. Tính độ cao của ảnh cái cửa trên màng lưới của mắt. Coi thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ, cách màng lưới 2cm.

Lời giải chi tiết:

Lời giải chi tiết:

Khoảng cách từ mắt đến cửa: \(OA = 5m = 500cm\)

Khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới: OA’ = 2cm

Chiều cao của cửa AB = 2m = 200cm

A’B’ là ảnh của cái cửa trên màng lưới.

Ta có: \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \displaystyle{{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}}\)

\(\Rightarrow A'B' = \displaystyle{{AB.OA'} \over {OA}} = {{200.2} \over {500}}\\ = 0,8cm\)

25

a. Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu gì?

b. Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu gì?

c. Chập hai kính lọc nói trên với nhau và nhìn ngọn đèn, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó có phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam hay không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

a. Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ ta thấy ánh sáng có màu đỏ.

b. Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam ta thấy ánh sáng có màu lam.

c. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam có thể cản được.

26

Có một căn nhà trồng các chậu cây cảnh dưới một giàn hoa rậm rạp. Các cây cảnh bị còi cọc, rồi chết. Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng sinh học của ánh sáng.

Không có ánh sáng cây không thể quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây, chính vì vậy mà cây còi cọc và chết đi.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close