B. Hoạt động ứng dụng - Bài 103 : Ôn tập về đo thời gianGiải Bài 103 : Ôn tập về đo thời gian phần hoạt động ứng dụng trang 110 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Em hỏi năm sinh của ông (hoặc bà) rồi xác định thế kỉ mà ông (hoặc bà) được sinh ra. Tính đến năm nay ông (hoặc bà) em bao nhiêu tuổi ? Phương pháp giải: - Dựa vào cách xác định năm thuộc thế kỉ : • Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I). • Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II). …………………… • Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX). • Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). - Để tính tuổi của ông (hoặc bà) hiện nay ta lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh của ông (hoặc bà). Lời giải chi tiết: Ví dụ : Ông nội em sinh năm 1945. Như vậy, ông nội được sinh vào thế kỉ XX. Tính đến năm nay (năm 2020), ông nội có số tuổi là : 2020 – 1945 = 75 (tuổi) Đáp số : 75 tuổi. Câu 2 Hỏi bố xem bố sinh năm nào. Tính xem bố kém ông (hoặc bà) bao nhiêu tuổi ? Phương pháp giải: - Để tính tuổi bố hiện nay ta lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh của bố em. - Tìm số tuổi bố kém ông (hoặc bà) ta lấy số tuổi của ông (hoặc bà) trừ đi số tuổi của bố. Lời giải chi tiết: Ví dụ : Bố em sinh năm 1977. Như vậy, tính đến năm nay (năm 2020), bố em có số tuổi là : 2020 – 1977 = 43 (tuổi) Theo kết quả câu 1 trang 110 ta có : năm nay ông nội 75 tuổi. Vậy ông nội hơn bố số tuổi là : 75 – 43 = 32 (tuổi) Đáp số : 32 tuổi. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|