B. Hoạt động thực hành - Bài 9A: Con người quý nhấtGiải bài 9A: Con người quý nhất phần hoạt động thực hành trang 93, 94, 95 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Thảo luận, trả lời câu hỏi 1) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? 2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm gì? Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người (Tố Hữu) Phương pháp giải: 1) Em đọc kĩ nội dung của đoạn thơ để biết được đối tượng muốn nhắc tới là ai? 2) Em thử suy nghĩ xem đối tượng được nhắc tới đó có công lao như thế nào đối với nhân dân ta? Lời giải chi tiết: 1) Các từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ Bác Hồ 2) Những từ đó được viết hoa nhằm thể hiện tình cảm, thái độ tôn kính đối với nhân vật được nhắc tới. Câu 2 Xếp các đại từ có trong bài ca dao sau vào nhóm thích hợp: - Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi. Chẳng tin, ông đến mà coi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông,… b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: …. c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: …… Phương pháp giải: Em tìm các đại từ trong đoạn thơ trước, rồi sắp xếp vào nhóm thích hợp. Lời giải chi tiết: a) Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông, tôi b) Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: mày, ông c) Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: nó Câu 3 Đọc hai đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Cách dùng từ ở hai đoạn văn có gì khác nhau? b) Cách dùng từ ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc kĩ hai đoạn văn rồi trả lời. Lời giải chi tiết: 1) Sự khác nhau trong cách dùng từ ở hai đoạn văn đó là: - Đoạn A: Có từ quạ được lặp lại - Đoạn B: Từ quạ được thay bằng từ nó 2) Cách dùng ở đoạn B hay hơn vì sẽ tránh được tình trạng lặp từ. Câu 4 a) Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (khổ thơ 2 và khổ thơ 3) b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi Lời giải chi tiết: Nội dung khổ thơ 2 và 3 Lúc ấy
Câu 5 Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng (chọn a hoặc b) a) M: la hét / nết na b) M: lan man / mang vác - Mỗi nhóm viết từ ngữ chứa tiếng trong bảng vào giấy khổ lớn. - Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp - Cả lớp chấm điểm cho từng nhóm: mỗi từ ngữ đúng được 1 điểm Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập. Lời giải chi tiết: a) b)
Câu 6 Thi tìm nhanh (chọn a hoặc b) a) Các từ láy âm đầu l M: long lanh b) Các từ láy vần có âm cuối ng M: lóng ngóng - Mỗi nhóm tìm từ và viết vào giấy nháp - Các nhóm thi viết kết quả lên bảng theo hình thức tiếp sức - Cả lớp bình chọn nhóm tìm được nhiều từ nhất Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập Lời giải chi tiết: a) Các từ láy âm đầu l long lanh, lấp lánh, lung linh, lo lắng, loạn lạc, lặng lẽ, lung lay, lí lắc, lố lăng, lạ lùng, … b) Các từ láy vần có âm cuối ng mong ngóng, trong trắng, lang thang, loáng thoáng, lùng bùng, lúng túng, lông bông, văng vẳng, vang vang, sang sáng,… Loigiaihay.com
Quảng cáo
|