A. Hoạt động thực hành - Bài 99 : Ôn tập về số tự nhiên

Giải Bài 99 : Ôn tập về số tự nhiên phần hoạt động thực hành trang 94, 95, 96 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Mỗi nhóm 4 bạn nhận giấy và bút dạ. Trong 2 phút, các nhóm thi đua viết các số có sáu chữ số. Chọn 1 số đã viết để ghi rõ lớp của các số đó. Dán sản phẩm lên bảng lớp. Nhóm viết đúng nhiều số nhất và viết đúng các lớp của một số có sáu chữ số thì được khen thưởng .

Phương pháp giải:

Các em đọc kĩ đề bài và thực hiện theo các bước đã được hướng dẫn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ các số có sáu chữ số là : 123 054 ; 246 891 ; 502 683 ; 777 345 ; 987 654 ; …

Trong số 246 891 :  các chữ số 2, 4, 6 thuộc lớp nghìn ; các chữ số 8, 9, 1 thuộc lớp đơn vị.

Câu 2

Đọc cho nhau nghe các số sau rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mỗi số.

67 358 ; 72 315 ; 124 701 ; 1 321 107.

Phương pháp giải:

- Để đọc hoặc viết các số tự nhiên ta đọc hoặc viết từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.

- Xác định hàng của chữ số 7 trong mỗi số rồi từ đó xác định giá trị của chữ số 7.

Lưu ý trong một số, các chữ số từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu , ...

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu) :

Mẫu :

3213465 = 3000000 + 200000 + 10000 + 3000 + 400 + 60 + 5

a) 2357          b) 45 017           c) 512 879         d) 6 452 760

Phương pháp giải:

Xác định xem các chữ số thuộc hàng nào, từ đó xác định được giá trị của từng chữ số trong mỗi số, sau đó viết số thành tổng theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) 2357 = 2000 + 300 + 50 + 7.

b) 45 017 = 40000 + 5000 + 10 + 7.

c) 512 879 = 500000 + 10000 + 2000 + 800 + 70 + 9.

d) 6 452 760 = 6000000 + 400000 + 50000 + 2000 + 700 + 60.

Câu 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có :

a) Ba số tự nhiên liên tiếp : 219 ; .... ; 221             3123 ;  3124 ; .....

b) Ba số lẻ liên tiếp : 1233 ; .... ; 1237                   ....... ; 1141 ; 1143.

c) Ba số chẵn liên tiếp : ..... ; 238 ; 240                  5142 ; ..... ;  5146.

Phương pháp giải:

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

- Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

a) Ba số tự nhiên liên tiếp : 219 ; 220 ; 221.              3123 ; 3124 ; 3125.

b) Ba số lẻ liên tiếp : 1233 ; 1235 ; 1237.                  1139 ; 1141 ;  1143.

c) Ba số chẵn liên tiếp : 236 ; 238 ; 240.                    5142 ; 5144 ; 5146.

Câu 5

Viết số tự nhiên bé nhất :

a) Khác 0.                    b) Có hai chữ số.                      c) Có ba chữ số.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

a) Số tự nhiên bé nhất khác 0 là 1.    

b) Số tự nhiên bé nhất có hai chữ số là 10. 

c) Số tự nhiên bé nhất có ba chữ số là 100.

Câu 6

Chơi trò chơi "Nhóm nào xếp đúng thứ tự ?"

Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia. Mỗi bạn nhận một hình quả táo có ghi một số. Các bạn thảo luận để xếp hàng đúng thứ tự (từ lớn đến bé hoặc ngược lại). Đội xếp nhanh nhất và đúng thì thắng cuộc.

Phương pháp giải:

So sánh các số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.

Lời giải chi tiết:

So sánh các số đã cho ta có :

13 508 < 13 512 < 13 608

Vậy các quả táo đã cho được sắp xếp như sau :

Hoặc :

Câu 7

Điền dấu thích hợp (<; =; >) vào chỗ chấm :

Phương pháp giải:

Trong hai số tự nhiên:

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Câu 8

a) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé : 1324 ; 1568 ; 898 ; 1572.

b) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 2814 ; 7248 ; 2763 ; 7236.

Phương pháp giải:

Ta so sánh các số đã cho sau đó sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Lời giải chi tiết:

a) So sánh các số ta có :

1572 > 1568 > 1324 > 898.

Vậy các số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là : 

1572 ; 1568 ; 1324 ; 898.

b) So sánh các số ta có :

2763 < 2814 < 7236 < 7248

Vậy các số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là : 

2763 ; 2814 ;  7236 ; 7248.

Câu 9

Tìm \(x\) biết 37 < \(x\) < 43 và :

a) \(x\) là số chẵn         b) \(x\) là số lẻ            c) \(x\) là số tròn chục.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên để liệt kê các số lớn hơn 37, nhỏ hơn 43 và thỏa mãn điều kiện của đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Các số chẵn lớn hơn 37 và bé hơn 43 là 38 ; 40 ; 42.

    Vậy \(x\) là : 38 ; 40 ; 42.

b) Các số lẻ lớn hơn 37 và bé hơn 43 là 39; 41.

    Vậy \(x\) là 39; 41.

c) Số tròn chục lớn hơn 37 và bé hơn 43 là 40.

   Vậy \(x\) là 40.

Câu 10

a) Viết số lớn nhất có 6 chữ số.

b) Viết số bé nhất có sáu chữ số.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên để viết các số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Lời giải chi tiết:

a) Số lớn nhất có 6 chữ số là : 999 999.

b) Số bé nhất có sáu chữ số : 100 000.

Câu 11

Chơi trò chơi “Đố bạn số nào chia hết cho … ?”

Em và bạn nêu câu hỏi và giải đố. Chẳng hạn, em nêu : “Đố bạn viết đúng ba số chia hết cho cả 2 và 5”. Bạn viết ra nháp, mỗi số viết đúng thì được 1 điểm. Sau đó đổi vai, làm tương tự. Sau 3 phút, ai nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

Các số chia hết cho 2 : 68 ; 94 ; 256 ; 1700 ; 9752 ; …

Các số chia hết cho 5 : 75 ; 120 ; 345 ; 2000 ; 14 505 ; …

Các số chia hết cho 3 : 36 ; 72 ; 123 ; 5025 ; 99999 ; …

Các số chia hết cho 9 : 108 ; 612 ; 3852 ; 11700 ; 26343 ; …

Câu 12

Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được :

a) Số \(\square\)13 chia hết cho 3.

b) Số 12\(\square\)7 chia hết cho 9.

c) Số 23\(\square\) chia hết cho cả 2 và 5.

d) Số 85\(\square\) chia hết cho cả 3 và 5.

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Lời giải chi tiết:

a) Để số \(\square\)13 chia hết cho 3 thì \(\square\)+ 1 + 3 = \(\square\) + 4 chia hết cho 3.

    Vậy có thể viết vào ô trống một trong các chữ số sau : 2, 5 , 8.

b) Tương tự, để số 12\(\square\)7 chia hết cho 9 thì 1 + 2 + \(\square\)+ 7 = 10 + \(\square\) chia hết cho 9.

    Vậy có thể viết 8 vào ô trống.

c) Để 23\(\square\) chia hết cho cả 2 và 5 thì chữ số điền vào ô trống phải là 0.

    Vậy ta viết 0 vào ô trống.

d) Số 85\(\square\) chia hết cho 5 nên chữ số điền vào ô trống có thể là 0 hoặc 5.

- Nếu chữ số điền vào ô trống là 0 ta có số 850. 

   Số 850 có tổng các chữ số là 8 + 5 + 0 = 13.

   Mà 13 không chia hết cho 3 nên số 850 không chia hết cho 3 (Loại).

- Nếu chữ số điền vào ô trống là 5 ta có số 855. 

   Số 855 có tổng các chữ số là 8 + 5 + 5 = 18 .

   Mà 18 chia hết cho 3 nên số 855 chia hết cho 3 (Chọn).

   Vậy ta viết chữ số 5 vào ô trống.

Câu 13

Cho ba chữ số 0; 1; 3. Hãy viết các số có ba chữ số (mỗi chữ số không lặp lại trong một số) vừa chia hết cho 5 và vừa chia hết cho 2.

Phương pháp giải:

Dựa vào dấu hiệu : Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

Lời giải chi tiết:

Từ ba chữ số 0; 1; 3 ta viết được các có ba chữ số (mỗi chữ số không lặp lại trong một số) vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là : 130 ; 310.

Câu 14

Mẹ đi chợ mua một số táo rồi xếp vào các đĩa. Nếu xếp mỗi đĩa 4 quả thì vừa hết số táo, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số táo đó. Hỏi mẹ mua bao nhiêu quả táo, biết số táo mẹ mua ít hơn 25 quả.

Phương pháp giải:

- Nếu xếp mỗi đĩa 4 quả thì vừa hết số táo, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số táo đó nên số táo phải là số vừa chia hết cho 4 vừa chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.

Lời giải chi tiết:

Nếu xếp mỗi đĩa 4 quả thì vừa hết số táo, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số táo đó nên số táo phải là số vừa chia hết cho 4 vừa chia hết cho 5.

Lại có số táo ít hơn 25 quả nên số đó phải bé hơn 25.

Vậy số cần tìm là 20, hay mẹ mua 20 quả táo.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close