A. Hoạt động thực hành - Bài 8C: Cảnh vật quê hươngGiải bài 8C: Cảnh vật quê hương phần hoạt động thực hành trang 88, 89, 90 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trò chơi: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Cách chơi: - Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và chỉ định bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. - Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, được quyền nêu một từ nhiều nghĩa khác và mời bạn C tiếp tục thực hiện... Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Câu 2 Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu ở cột A và viết kết quả vào vở: Phương pháp giải: Em đọc kĩ các trường hợp để lựa chọn. Lời giải chi tiết: - Từ xuân mang nghĩa gốc, chỉ mùa xuân, mùa khởi đầu trong 4 mùa xuân, hạ, thu,đông: Mùa xuân (1) là Tết trồng cây - Từ xuân mang nghĩa chuyển, chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2) - Từ xuân mang nghĩa chuyển, chỉ năm là trong câu: Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3) , thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Vậy nên ta ghép nối như sau: xuân (1) – a xuân(2) – c xuân(3) – b Câu 3 Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây và đánh dấu kết quả vào bảng:
Phương pháp giải: Em đọc kĩ các trường hợp rồi đánh dấu trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên. Đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh. Phương pháp giải: Em đọc kĩ nghĩa để đặt câu sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết:
Câu 5 Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết: - Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? - Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?
Các nhóm báo cáo kết quả với thầy cô. Phương pháp giải: Em nhớ lại mở bài trực tiếp và gián tiếp là như thế nào để xác định đúng trong bài - Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả) - Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả) Lời giải chi tiết: Trong hai đoạn mở bài trên, ta thấy: - Đoạn a : Mở bài trực tiếp - Đoạn b : Mở bài gián tiếp Cách viết mở bài của mỗi kiểu: - Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả. - Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả. Câu 6 Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
Các nhóm báo cáo kết quả với thầy cô Phương pháp giải: Em nhớ lại về hai kiểu kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng để hoàn thiện bài tập - Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm. - Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm. Lời giải chi tiết: - Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường. - Khác nhau +Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh +Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp. Câu 7 Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương: Phương pháp giải: - Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả) - Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm. Lời giải chi tiết: - Mở bài gián tiếp: Tuyết rơi trắng xóa và cái lạnh rùng mình ở Sa Pa. Đất, trời, nắng, gió và khí hậu ôn hòa ở Đà Nẵng. Hoa, cỏ, mây, trời, chim muông, sông suối ở Đà Lạt,…. Mỗi một địa danh, mỗi một khung cảnh mà em đặt chân tới đều khiến em ấn tượng và mang trong mình những cảm giác yêu thích nhất định. Nhưng càng đi xa và càng đi nhiều nơi mới càng làm em hiểu rằng, chẳng nơi đâu mang cảnh sắc tươi đẹp và khiến em khó có thể quên được giống như phong cảnh ở quê hương em. - Kết bài mở rộng: Em rất yêu quý làng mạc quê hương em. Khung cảnh và con người nơi đây đã ăn sâu vào máu thịt em, gần gũi và cần thiết giống như hơi thở. Em nhất định sẽ học tập thật tốt để mai sau trở thành người có ích, có thể đem sức lực nhỏ bé của mình khiến cho quê hương thêm giàu đẹp hơn. Câu 8 Đọc đoạn mở bài và kết bài của em trước lớp Lời giải chi tiết: (Em chủ động hoàn thành bài tập) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|