A. Hoạt động thực hành - Bài 86 : Em ôn lại những gì đã học

Giải Bài 86 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 73, 74 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi "đổi số đo thời gian"

Các bạn đố nhau đổi số đo thời gian, bạn thứ nhất đố bạn "đổi số đo từ ngày ra giờ", bạn thứ hai đố các bạn "đổi số đo từ giờ ra phút"; bạn thứ ba đố các bạn "đổi số đo từ phút ra giây", cứ như vậy đến bạn sau cùng của nhóm.

Phương pháp giải:

Áp dụng cách chuyển đổi :

1 ngày  = 24 giờ  ;      1 giờ = 60 phút  ;      1 phút = 60 giây.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

Câu 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 3 năm 7 tháng + 9 năm 6 tháng = ...... năm ...... tháng

b) 6 ngày 23 giờ + 7 ngày 9 giờ = ...... ngày ...... giờ

c) 12 giờ 25 phút + 6 giờ 35 phút = ...... giờ ...... phút

Phương pháp giải:

a) Cộng số tháng với số tháng, cộng số năm với số năm. Nếu kết quả ở số tháng có thể đổi thành số năm thì ta đổi số đo từ tháng thành năm.

b) Cộng số giờ với số giờ, cộng số ngày với số ngày. Nếu kết quả ở số giờ có thể đổi thành số ngày thì ta đổi số đo từ giờ thành ngày.

c) Cộng số phút với số phút, cộng số giờ với số giờ. Nếu kết quả ở số phút có thể đổi thành số giờ thì ta đổi số đo từ phút thành giờ.

Lời giải chi tiết:

a) 3 năm 7 tháng + 9 năm 6 tháng = 12 năm 13 tháng = 13 năm 1 tháng

   (Vì 13 tháng = 1 năm 1 tháng).

b) 6 ngày 23 giờ + 7 ngày 9 giờ = 13 ngày 32 giờ = 14 ngày 8 giờ

   (Vì 32 giờ = 1 ngày 8 giờ).

c) 12 giờ 25 phút + 6 giờ 35 phút = 18 giờ 60 phút = 19 giờ.

   (Vì 60 phút = 1 giờ)

Câu 3

Tính :

a) 3 năm 7 tháng  – 1 năm 9 tháng           b) 17 giờ 20 phút – 9 giờ 38 phút

c) 12 giờ 5 phút – 4 giờ 49 phút                d) 7 phút 28 giây – 2 phút 50 giây

Phương pháp giải:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Năm 1492, nhà thám hiểm Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. Năm 1961, I-u-ri Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Hỏi hai sự kiện trên cách nhau bao nhiêu năm ?

Phương pháp giải:

Để tính khoảng cách giữa hai sự kiện ta lấy năm Ga-ga-rin bay vào vũ trụ trừ đi năm Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ.

Lời giải chi tiết:

Hai sự kiện trên cách nhau số năm là:

1961 – 1492 = 469 (năm)

                 Đáp số : 469 năm.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close