B. Hoạt động thực hành - Bài 4B: Hoà bình cho thế giớiGiải bài 4A: Hoà bình cho thế giới phần hoạt động thực hành trang 40, 41 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở: a. Gạn đục khơi trong. b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. c. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Phương pháp giải: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Lời giải chi tiết: a. Cặp từ trái nghĩa là: đục – trong b. Cặp từ trái nghĩa: đen – sáng c. Cặp từ trái nghĩa: rách – lành, dở - hay Câu 2 Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Hẹp nhà ... bụng. b. Xấu người ... nết. c. Trên kính ... nhường. Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập. Lời giải chi tiết: a. rộng b. đẹp c. dưới Câu 3 Chơi trò chơi: Thi tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a. hoà bình b. yêu thương c. đoàn kết Phương pháp giải: Nghĩa của các từ cần tìm từ trái nghĩa: - Hoà bình: tình trạng yên ổn, không có chiến tranh. - Yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm chăm sóc hết lòng - Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, hoạt động vì mục đích chung Lời giải chi tiết: a. hoà bình: chiến tranh, xung đột b. yêu thương: căm ghét, căm giận, căm thù, ghét bỏ, thù ghét c. đoàn kết: chia rẽ, lục đục, bè phái, xung khắc Câu 4 Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở hoạt động 3 và viết vào vở. Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập. Lời giải chi tiết: - Bố mẹ là những người yêu thương chúng ta vô điều kiện. - Cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không bao giờ được giữ thái độ căm thù đối với những người trong gia đình. Câu 5 a) Nghe thầy cô đọc rồi viết vào vở Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích,ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa. b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi Câu 6 a) Viết vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàn ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
Phương pháp giải: a, em làm theo yêu cầu của bài tập b, ia và iê là những nguyên âm đôi. Lời giải chi tiết: b,Sự giống nhau và khác nhau giữa hai tiếng chiến và nghĩa là: - Giống nhau: +Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái là iê và ia(đây là hai nguyên âm đôi) +Hai tiếng đều không có âm đệm. - Khác nhau: +Tiếng chiến có âm cuối là n +Tiếng nghĩa không có âm cuối. Câu 7 Thảo luận, nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên. Phương pháp giải: Con nhớ lại quy tắc đánh dấu thanh vừa làm với tiếng chiến (có âm cuối) và tiếng nghĩa (không có âm cuối) đối chiếu vào hai trường hợp trên để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Đối với tiếng có nguyên âm đôi ia và không có âm cuối đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi (chữ i) Đối với tiếng có nguyên âm đôi là iê và không có âm cuối đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi (chữ ê) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|