B. Hoạt động thực hành - Bài 27B: Đất nước mùa thuGiải bài 27B: Đất nước mùa thu phần hoạt động thực hành trang 100, 101, 102 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi: Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó. Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. PHẠM ĐÌNH ÂN a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào ? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa? b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ? c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối. Phương pháp giải: a. Em đọc từng đoạn văn và xác định nội dung chính của từng đoạn. b. Em đọc những chi tiết miêu tả cây chuối và xét xem để miêu tả được như vậy, tác giả đã phải dùng tới giác quan nào. c. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Một số từ ngữ so sánh thường được sử dụng là: như, là, như là, dường như, tựa như, tựa,... nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật (đồ vật, con vật, cây cối,...) bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người. Lời giải chi tiết: a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con ⟶ cây chuối to ⟶ cây chuối mẹ. Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận. b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa. Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác. c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá: - Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. - Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa... Câu 2 Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân). Phương pháp giải: - Viết đoạn văn ngắn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Chọn một bộ phận của cây quan sát, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để viết bài. - Sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hoá để bài viết sinh động hơn. Lời giải chi tiết: 1/ Tả thân cây bàng Không biết cây bàng đã trồng từ bao giờ, bao nhiêu tuổi, em chỉ biết rằng từ khi em vào lớp một thì đã thấy cây bàng sừng sững trước sân trường. Nhìn từ xa, cây bàng như một cái ô khổng lồ. Tán lá dày, gồm nhiều tầng xanh um. Thân cây thẳng, to bằng hai vòng tay người lớn. Trên thân có những cái ụ to gồ ghề, đó là nơi những chỗ xanh ẩn nấp, chờ ngày vươn lên để nhận nhiệm vụ của mình. Bao bọc lấy thân cành là lớp vỏ sần sùi, bạc phếch, sờ vào nghe nham nhám. Thế nhưng, có ai biết rằng bên trong lớp vỏ xấu xí ấy là dòng nhựa ngọt ngào đang chảy. Nhờ có dòng nhựa mát lành này mà cây xanh tốt, cành lá vươn dài. Nhờ những cành lá này mà chúng em có bóng mát để vui chơi và hít thở không khí trong lành.
2/ Tả thân, lá, hoa cây phượng: Thân cây phượng vĩ cao lớn, bề mặt sần sùi, nổi lên nhiều khối u, chúng em thường lại gần ôm lấy thân cây, một vòng tay của chúng em cũng không thể ôm trọn được một vòng cây. Cành lá của cây xanh mướt, xum xuê và tản ra nhiều tán xung quanh. Lá cây nhỏ li ti, xanh mướt, hình ảnh từng chiếc lá phượng nhỏ li ti bay là là trong gió tạo nên khung cảnh mĩ lệ, thật khó quên. Rễ cây to lớn, sần sũi, cắm sâu vào dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một phần rễ trồi lên trên mặt đất thành những khối u. Đang độ vào hè nên từng tán cây đã bắt đầu lấp ló sắc đỏ rực rỡ của hoa phương. Hoa phượng cánh mỏng manh, màu sắc đỏ thắm thật sự thu hút chúng em. Cứ vào độ này, lồng xe đạp của chúng em lại đặt vài nhành phượng vào làm kỉ niệm. Câu 3 Kể cho các bạn nghe một kỉ niệm về thầy (cô giáo) của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy (cô) Phương pháp giải: Gợi ý: Có thể thực hiện theo trình tự sau: a) Nhớ lại và chọn một kỉ niệm về thầy (cô) ví dụ: - Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường; những hình ảnh, ấn tượng mới lạ, tốt đẹp về thầy (cô). - Kỉ niệm về sự chăm sóc ân cần, động viên, khuyến khích học sinh của thầy (cô). - Kỉ niệm về một việc làm tốt được thầy (cô) khen; một việc làm sai được thầy (cô) phê bình, chỉ bảo. b) Tập kể theo trình tự: - Giới thiệu: Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? - Thuật lại nội dung câu chuyện: + Câu chuyện bắt đầu như thế nào? + Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ từng sự việc theo đúng trình tự; chú ý nhấn mạnh những chi tiết thể hiện tình cảm của học sinh đối với thầy (cô) hoặc tình cảm thầy (cô) đối với em) Lời giải chi tiết: Bài làm tham khảo: Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy - cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp năm của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được. Năm lớp năm, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em. Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. Lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái độ với việc học và làm bài. Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.
Quảng cáo
|