B. Hoạt động thực hành - Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm

Giải bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm phần hoạt động thực hành trang 91, 92 sách VNEN Tiếng Việt 4 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Có thể dùng các câu văn sau để kết bài không? Vì sao?


Lời giải chi tiết:

Có thể dùng các câu a và b để kết bài vì đây là hai đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của người khi viết về cây, rất thích hợp với phần kết của một bài văn miêu tả cây cối.

Câu 2

Quan sát một cây mà em yêu thích và trả lời câu hỏi:

- Cây đó là cây gì?

- Cây đó có ích lợi gì?

- Em yêu thích, gắn bó với cây đó như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây gì đó?

Lời giải chi tiết:

a) Đó là cây vú sữa trước cửa nhà em.

b) Cây vú sữa, vừa cho bóng mát vừa cho quả ngon.

c) Trưa nắng, em thường đem một chiếc võng ra nằm dưới bóng cây vú sữa để đọc sách hoặc nghỉ trưa nên em vô cùng yêu mến cây vú sữa này. Khi ăn những quả vú sữa chín thơm ngon, em luôn nhớ ơn ông nội em là người đã trồng cây này từ khi em còn chưa ra đời.

Câu 3

Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Phương pháp giải:

Sau khi kết thúc việc miêu tả, con có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết bài mở rộng).

Lời giải chi tiết:

     Cây vú sữa trước cửa nhà em vừa cho bóng mát vừa cho nhiều quả ngon. Các buổi trưa nắng, em thường treo võng dưới bóng cây để nằm đọc sách hoặc nghỉ ngơi. Khi ăn những trái vú sữa ngon ngọt, em thường nghĩ tới công ơn của ông nội em - người đã trồng cây này từ khi em còn chưa cất tiếng khóc chào đời. Em sẽ chăm sóc cây vú sữa để nó mãi mãi gắn bó với em, đem đến cho em những hương vị ngọt ngào

Câu 4

Tìm các câu chuyện nói về lòng dũng cảm

Lời giải chi tiết:

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Chẩm

     Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn. Anh tham gia hoạt động du kích tại địa phương từ độ tuổi thiếu niên.

     Năm 1961, lãnh đạo huyện Củ Chi chủ trương phải tiêu diệt tên Chủng – một tên ác ôn khét tiếng. Trần Văn Chẩm nhận nhiệm vụ điều tra và nắm được quy luật tên Chủng hay ra vào quán cà phê hủ tiếu gần đồn Cây Bài vào khoảng 15-16h hàng ngày.

     Chiều 23/7/1962, khi thấy tên Chủng xuất hiện, Chẩm đi thẳng đến trước mặt hắn rút súng chĩa vào đầu và tuyên án: ”Chủng, mày có tội, tao giết mày”. Súng nổ, tên Chủng chết tại chỗ. Sự việc khiến nhân dân Phước Vĩnh An và cả Củ Chi rất phấn khởi.

     Địch đã treo giải thưởng bắt Trần Văn Chẩm. Tên Long, một tay cảnh sát thân cận của Chủng đã thực hiện một thủ đoạn đê hèn, đó là bắt chị của Chẩm làm con tin để buộc anh ra hàng. Nghe tin, Chẩm quyết định diệt tên Long. Nhưng khi về đến đầu xã Phước Vĩnh An, anh đã rơi vào ổ phục kích của địch và bị chúng bắn gãy chân.

     Địch bắt được anh, nhưng chưa biết anh là Chẩm nên tra hỏi:

     - Đi với ai, có tên Chẩm theo không?

     Chẩm dõng dạc trả lời:                    

     - Tụi bay khỏi tìm, tao là Chẩm đây. Thằng Chủng ác ôn, bắt bớ đánh đập dân, hại đồng bào tao giết nó. Thằng nào như thằng Chủng tao cũng giết, chúng mày muốn giết tao cứ giết.

     Tên Long nghe tin đã tới lấy rựa chặt đầu Trần Văn Chẩm, cắm vào cọc đem bêu ở ngã tư Củ Chi. Khi đó anh mới 15 tuổi.

Câu 5

Kể lại một câu chuyện mà em thích.

Câu 6

Thi kể chuyện trước lớp.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close