B. Hoạt động thực hành - Bài 22 : Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân

Giải Bài 22 : Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân phần hoạt động thực hành trang 59, 60 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng:

Phương pháp giải:

- Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu "phẩy", sau đó đọc phần thập phân.

- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Viết số thập phân có :

a) Sáu đơn vị, bảy phần mười;

b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, bảy phần trăm;

c) Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm, năm phần nghìn;

d) Bảy nghìn không trăm linh ba đơn vị, bốn phần trăm;

e) Không đơn vị, sáu phần nghìn.

Phương pháp giải:

Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : trước hết viết phần nguyên, viết dấu "phẩy", sau đó viết phần thập phân.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

a) Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số (theo mẫu) :

\(\dfrac{{734}}{{10}}\,\,;  \dfrac{{5608}}{{100}}\,\,;  \dfrac{{906}}{{100}}\)

b) Chuyển các hỗn số để được ở phần (a) thành các số thập phân :

Mẫu : \(36\dfrac{8}{{10}} = 36,8\)

Phương pháp giải:

a) Để viết phân số thành hỗn số ta có thể làm như sau :

- Lấy tử số chia cho mẫu số.

- Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.

b) Quan sát ví dụ mẫu để viết hỗn số thành số thập phân.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có :

    +) \(734 : 10 = 73\) dư \(4.\)

    Vậy \(\dfrac{{734}}{{10}} = 73\dfrac{4}{{10}}.\)

   +) \(5608 : 100 = 56\) dư \(8.\)

    Vậy \(\dfrac{{5608}}{{100}} = 56\dfrac{8}{{100}}.\)

   +) \(905 : 100 = 9\) dư \(5.\)

     Vậy \(\dfrac{{905}}{{100}} = 9\dfrac{5}{{100}}.\)

b)  \(73\dfrac{4}{{10}} = 73,4\,\,;\)                       \(56\dfrac{8}{{100}} = 56,08\,\,;\)                       \(9\dfrac{5}{{100}} = 9,05.\)

Câu 4

Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó. 

  \(\dfrac{{721}}{{10}}\,\,;\)               \(\dfrac{{2015}}{{100}}\,\,;\)                      \(\dfrac{{4619}}{{1000}}\,\,;\)                   \(\dfrac{{1234}}{{10000}}\,.\)

Phương pháp giải:

- Có thể chuyển các phân số thập phân thành hỗn số, sau đó viết dưới dạng số thập phân.

- Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu "phẩy", sau đó đọc phần thập phân.

Lời giải chi tiết:

+) \(\dfrac{{721}}{{10}}\,\, = 72\dfrac{1}{{10}} = 72,1\,\,;\,\,\,\,\) số \(72,1\) đọc là “bảy mươi hai phẩy một”.

+) \(\dfrac{{2015}}{{100}} = 20\dfrac{{15}}{{100}} = 20,15\,\,;\)      số \(20,15\) đọc là “hai mươi phẩy mười lăm”.

+) \(\dfrac{{4619}}{{1000}} = 4\dfrac{{619}}{{1000}} = 4,619\,\,;\)            số \(4,619\) đọc là “bốn phẩy sáu trăm mười chín”.

+) \(\dfrac{{1234}}{{10000}} = 0,1234\,\,;\)   số \(0,1234\) đọc là “không phẩy một nghìn hai trăm ba mươi tư”.

Câu 5

Điền giá trị của các chữ số vào bảng sau (theo mẫu) :

Phương pháp giải:

Xác định hàng của các chữ số rồi từ đó tìm giá trị của các chữ số đó.

Các chữ số bên trái dấu phẩy theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, …

Các chữ số bên phải dấu phẩy theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt thuộc hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, …

Lời giải chi tiết:

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close