B. Hoạt động thực hành - Bài 1C: Làm người nhân ái

Giải bài 1C: Làm người nhân ái phần hoạt động thực hành trang 14, 15 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

a) Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác: Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc ...

b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.

Lời giải chi tiết:

    Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc, Chiến vội vàng chạy lại đỡ em bé dậy, dỗ dành em. Cậu nhanh tay phủi đất cát bẩn trên áo quần và không quên nói lời xin lỗi em bé.

Câu 2

Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích 5 tiếng vào phiếu theo mẫu:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

M: 

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở.

(Em cần biết: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau hoặc gần giống nhau, nằm ở những vị trí nhất định của câu thơ (hoặc văn vần). Ví dụ trong thơ lục bát, tiếng thứ sau của câu trên (câu lục) bắt vần với tiếng thứ sáu của câu dưới (câu bát).)

Lời giải chi tiết:

Những tiếng bắt vần với nhau là: ngoài – hoài

Câu 4

a) Tìm và viết vào vở từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:

             Chú bé loắt choắt

             Cái xắc xinh xinh

             Cái chân thoăn thoắt

             Cái đầu nghênh nghênh.

                                      Tố Hữu

b) So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.

Lời giải chi tiết:

a) Cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ trên là: 

- choắt - thoắt

- xinh - nghênh

b) So sánh:

choắt - thoắt có vần oăt giống nhau hoàn toàn.

xinh – nghênh có vần inh - ênh giống nhau không hoàn toàn.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close