A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học

Giải Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 118, 119 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đố em :

a. Thỏ và Rùa cùng nhau thi chạy. Mỗi bước chạy của Thỏ được \(\dfrac{1}{5}\) m, mỗi bước chạy của Rùa bằng \(\dfrac{1}{{20}}\)  bước chạy của Thỏ. Đố em nếu quãng đường thi chạy là 100m thì thỏ phải chạy bao nhiêu bước và Rùa phải chạy bao nhiêu bước?

b. Em hãy nêu nhanh số thích hợp vào chỗ chấm:

1 tạ = ..... kg              1 tấn = ..... kg              1 tạ = ..... yến

1 yến = ..... kg            1 tấn = ..... tạ              1 tấn = ..... yến

Phương pháp giải:

a)  - Tính độ dài mỗi bước chạy của Rùa : Lấy độ dài mỗi bước chạy của Thỏ nhân với \(\dfrac{1}{{20}}\).

- Tính số bước chạy của Thỏ khi chạy 100m.

- Tính số bước chạy của Rùa khi chạy 100m.

b) Nhẩm lại bảng đổi đơn vị đã học. Thứ tự các đơn vị là : Tấn; tạ ; yến; kg.

Lời giải chi tiết:

a)

Mỗi bước đi của Rùa dài là :

              \(\dfrac{1}{5} \times \dfrac{1}{{20}} = \dfrac{1}{{100}}\left( m \right)\)  (m)

Số bước của Thỏ là:

             \(100:\dfrac{1}{5} = 500\)  (bước)

Số bước của Rùa là:

             \(100:\dfrac{1}{{100}} = 10\,000\)  (bước)

                         Đáp số: Thỏ : 500 bước

                                   Rùa : 10 000 bước.

b)

1 tạ = 100kg             1 tấn = 1000kg              1 tạ = 10 yến

1 yến = 10kg            1 tấn = 10 tạ                 1 tấn = 100 yến

Câu 2

a) Đọc các số: 

     975 368                         6 020 975

     94 351 708                   80 606 090

b) Trong mỗi số trên, chữ số 9 ở hàng nào, có giá trị là bao nhiêu?

c) Viết các số:

Ba trăm sáu mươi lăm nghìn tám trăm bốn mươi bảy

Mười sáu triệu năm trăm ba mươi nghìn bốn trăm sáu mươi tư

Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín.

Phương pháp giải:

- Đọc số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải.

- Nhẩm lại giá trị các hàng, lớp của số có 6 chữ số đã học.

- Xác định giá trị các hàng rồi viết số tương ứng với cách đọc đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) Đọc số:

• 975 368: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám.

• 6 020 975: Sáu triệu không trăm hai mươi nghìn chín trăm bảy mươi lăm.

• 94 351 708: Chín mươi bốn triệu ba trăm năm mươi mốt nghìn bảy trăm linh tám.

• 80 606 090: Tám mươi triệu sáu trăm linh sáu nghìn không trăm chín mươi.

b) 

• Số 975 368 có chữ số 9 thuộc hàng trăm nghìn.

• Số 6 020 975 có chữ số 9 thuộc hàng trăm.

• Số 94 351 708  có chữ số 9 thuộc hàng chục triệu.

• Số 80 606 090  có chữ số 9 thuộc hàng chục.

c)

• Ba trăm sáu mươi lăm nghìn tám trăm bốn mươi bảy : 365 847.

• Mười sáu triệu năm trăm ba mươi nghìn bốn trăm sáu mươi tư : 16 530 464.

• Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín : 105 072 009.

Câu 3

Tính:

a) 82604 - 35246 ;             197148 : 84 ;           101598 : 287

b) \(\dfrac{9}{{20}} - \dfrac{8}{{15}} \times \dfrac{5}{{12}}\) ;       \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{4}{5} :\dfrac{7}{{12}}\) ;          \(\dfrac{4}{9} + \dfrac{{11}}{8} - \dfrac{5}{6}\)

Phương pháp giải:

- Đặt tính rồi tính.

- Vận dụng quy tắc tính giá trị của biểu thức :

+ Biểu thức có phép toán cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Biểu thức có phép toán trừ và nhân thì tính giá trị phép nhân trước rồi tính tiếp tới phép tính trừ.

Lời giải chi tiết:

a)

b) \(\dfrac{9}{{20}} - \dfrac{8}{{15}} \times \dfrac{5}{{12}} = \dfrac{9}{{20}} - \dfrac{{40}}{{180}} \)\(= \dfrac{{81}}{{180}} - \dfrac{{40}}{{180}} = \dfrac{{41}}{{180}}\)

   \(\dfrac{2}{3}:\dfrac{4}{5} :\dfrac{7}{{12}} = \dfrac{2}{3} \times \dfrac{5}{4} \times \dfrac{{12}}{7} \)\(= \dfrac{{2\times 5\times 12}}{{3 \times 4 \times 7}} =\dfrac{{2\times 5\times 3\times 4}}{{3 \times 4 \times 7}}   = \dfrac{{10}}{{7}}\)

   \(\dfrac{4}{9} + \dfrac{{11}}{8} - \dfrac{5}{6} = \dfrac{{32}}{{72}} + \dfrac{{99}}{{72}} - \dfrac{{60}}{{72}} \)\(= \dfrac{{71}}{{72}}\)

Câu 4

Điền dấu thích hợp (<; =; >)  :

\(\dfrac{5}{7}...\dfrac{7}{9}\)                                 \(\dfrac{7}{8}...\dfrac{5}{6}\)

\(\dfrac{{10}}{{15}}...\dfrac{{16}}{{24}}\)                            \(\dfrac{{19}}{{43}}...\dfrac{{19}}{{34}}\)

Phương pháp giải:

- Quy đồng mẫu hai phân số.

- So sánh hai phân số cùng mẫu : Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

- So sánh hai phân số cùng tử : Phân số nào có mẫu số càng lớn thì giá trị phân số ấy càng bé.

Lời giải chi tiết:

\(\underbrace {\dfrac{5}{7}}_{  \dfrac{{45}}{{63}}} > \underbrace {\dfrac{7}{9}}_{ \dfrac{{42}}{{63}}}\)                          \(\underbrace {\dfrac{7}{8}}_{\dfrac{{21}}{{24}}} > \underbrace {\dfrac{5}{6}}_{\dfrac{{20}}{{24}}}\)

\(\underbrace {\dfrac{{10}}{{15}}}_{\dfrac{{2}}{{3}}} = \underbrace {\dfrac{{16}}{{24}}}_{\dfrac{{2}}{{3}}}\)                          \(\dfrac{{19}}{{43}} < \dfrac{{19}}{{34}}\)

Câu 5

Thay chữ a, b bằng chữ số thích hợp:

Phương pháp giải:

- Nhẩm theo cách tính phép cộng hàng dọc, theo thứ tự từ phải sang trái.

- Tìm giá trị a,b.

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

2 yến 6kg= ..... kg        5 tạ 75kg = ...... kg      \(\dfrac{2}{5}\) tấn = ..... kg

800kg = ...... tạ             12000kg = ...... tấn      40kg = ..... yến

Phương pháp giải:

- Nhẩm lại bảng đơn vị đo khối lượng : Tấn, tạ, yến, kg.

- Mỗi đơn vị đứng liền phía sau bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) đơn vị đứng liền phía trên.

Lời giải chi tiết:

2 yến 6kg= 26kg          5 tạ 75kg = 575kg       \(\dfrac{2}{5}\) tấn = 400kg

800kg = 8 tạ                12000kg = 12 tấn         40kg = 4 yến

Câu 7

Bố hơn con 30 tuổi. Tuổi con bằng \(\dfrac{1}{6}\) tuổi bố. Tính tuổi của mỗi người.

Phương pháp giải:

- Tìm hiệu số phần bằng nhau.

- Tính giá trị của 1 phần.

- Tìm số tuổi của bố và con.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ : 

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

1 = 5 (phần)

Tuổi của con là:

30 : 6 × 1 = 5 (tuổi)

Tuổi của cha là:

30 + 5 = 35 (tuổi)

Đáp số: Con 5 tuổi;

            Cha 35 tuổi.

Câu 8

Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh trai bằng \(\dfrac{3}{4}\) số học sinh gái. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh gái?

Phương pháp giải:

- Tính tổng số phần bằng nhau.

- Tính giá trị của một phần.

- Tính số học sinh gái : Lấy giá trị của 1 phần vừa tìm được nhân với 4.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

3 + 4 = 7 (phần)

Lớp học đó có số học sinh gái là:

35 : 7 × 4 = 20 (học sinh)

                 Đáp số: 20 học sinh.

  Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close