A. Hoạt động thực hành - Bài 78 : Em ôn lại những gì đã họcGiải Bài 78 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 56, 57, 58 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 a) Chơi trò chơi “Tiếp sức” Tiếp nối nhau nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích, chu vi mặt đáy ... của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, chẳng hạn : b) Viết một ví dụ bất kì rồi đố bạn tính. Chẳng hạn : Tính thể tích của hình lập phương cạnh 3cm. Phương pháp giải: a) Xem lại cách tính diện tích xung quanh, thể tích, chu vi mặt đáy ... của hình hộp chữ nhật và hình lập phương rồi chơi trò chơi theo hướng dẫn của thầy/cô giáo. b) Tự lấy ví dụ, sau đó áp dụng các cách tính ở câu a) để giải ví dụ đó. Lời giải chi tiết: a) *) Hình hộp chữ nhật : • Muốn tính diện tích một mặt ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng tương ứng của mặt đó (vì các mặt đều có dạng hình chữ nhật). • Muốn tính chu vi mặt đáy ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2 (cùng đơn vị đo). • Muốn tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao. • Muốn tính diện tích toàn phần ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy. • Muốn tính thể tích ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). *) Hình lập phương : • Muốn tính chu vi mặt đáy ta lấy độ dài cạnh nhân với 4. • Muốn tính diện tích một mặt ta lấy cạnh nhân với cạnh. • Muốn tính diện tích xung quanh ta lấy diện tích một mặt nhân với 4. • Muốn tính diện tích toàn phần ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. • Muốn tính thể tích ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. b) Giải ví dụ ở đề bài : Thể tích hình lập phương đó là : 3 × 3 × 3 = 27 (cm3) Câu 2 Một hình lập phương có cạnh 1,5dm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó. Phương pháp giải: Áp dụng các quy tắc : • Muốn tính diện tích một mặt ta lấy cạnh nhân với cạnh. • Muốn tính diện tích toàn phần ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. • Muốn tính thể tích ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. Lời giải chi tiết: Diện tích một mặt của hình lập phương là: 1,5 × 1,5 = 2,25 (dm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 2,25 × 6 = 13,5 (dm2) Thể tích của hình lập phương là : 1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375 (dm3) Đáp số: Diện tích một mặt : 2,25dm2 ; Diện tích toàn phần : 13,5dm2 ; Thể tích : 3,375dm3. Câu 3 Viết số đo thích hợp vào ô trống : Phương pháp giải: Áp dụng các quy tắc : • Muốn tính diện tích mặt đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. • Muốn tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao. • Muốn tính thể tích ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). Lời giải chi tiết: Câu 4 Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật sau khi cắt bỏ một hình lập phương cạnh 4dm, hình còn lại có kích thước như hình bên. Tính thể tích phần gỗ còn lại. Phương pháp giải: - Tính thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu = chiều dài \(\times \) chiều rộng \(\times\) chiều cao. - Tính thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi = cạnh \(\times\) cạnh \(\times\) cạnh. - Thể tích phần gỗ còn lại = thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu \(-\) thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi. Lời giải chi tiết: Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật khi chưa cắt bỏ là : 8 × 6 × 5 = 240 (dm3) Thể tích khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 × 4 × 4 = 64 (dm3) Thể tích phần gỗ còn lại là : 240 – 64 = 176 (dm3) Đáp số: 176dm3. Câu 5 Chơi trò chơi "Tìm tỉ số phần trăm". Em viết một phân số hoặc một số thập phân rồi đố bạn viết số đó dưới dạng tỉ số phần trăm, chẳng hạn : Phương pháp giải: Áp dụng cách chuyển đổi : \(\dfrac{1}{{100}}\) = 0,01 = 1%. Lời giải chi tiết: Ví dụ : • \(\dfrac{5}{100}\) = 0,05 = 5% • \(\dfrac{3}{5}\) = 0,6 = 60% • \(\dfrac{17}{20}\) = 0,85 = 85% • \(\dfrac{29}{40}\) = 0,725 = 72,5% • \(\dfrac{3}{8}\) = 0,375 = 37,5% Câu 6 Bạn Nam tính nhẩm 15% của 160 như sau : • 10% của 160 là 16 ; • 5% của 160 là 8. Vậy : 15% của 16 là 24. a) Theo cách tính của bạn Nam, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 32,5% của 360 : ...... của 360 là ......... ...... của 360 là ......... ...... của 360 là ......... Vậy 32,5% của 360 là ......... b) Hãy tính 45% của 680 và nêu cách tính. Phương pháp giải: *) - Phân tích 15% = 10% + 5% - Tính nhẩm 10% của 360 bằng cách lấy 160 chia nhẩm 10. - Tính nhẩm 5% bằng cách lấy giá trị 10% của 160 chia cho 2. - 15% của 120 = 10% của 160 + 5% của 160. *) Ta tính tương tự như trên để tìm 32,5% của 360 và tìm 45% của 680. Lời giải chi tiết: a) Ta có : • 10% của 360 là 36. • 20% của 360 là 72. • 2% của 360 là 7,2. • 0,5% của 360 là 1,8. Vậy 32,5% của 360 là : 36 + 72 + 7,2 + 1,8 = 117. b) 45% của 680 • 10% của 680 là 68. • 40% của 680 là 272. • 5% của 680 là 34. Vậy 45% của 680 là : 272 + 34 = 306. Câu 7 Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương A và B là 2 : 3 (xem hình vẽ) : a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ? b) Tính thể tích của hình lập phương lớn. Phương pháp giải: - Tìm tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé rồi viết dưới dạng tỉ số phần trăm. - Muốn tìm thể tích hình lập phương lớn ta lấy thể tích hình lập phương bé nhân với tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé. Lời giải chi tiết: a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 3 : 2 hoặc \(\dfrac{3}{2}\). Tỉ số phần trăm của hình lập phương lớn so với hình lập phương bé là : 3 : 2 = 1,5 = 150% b) Thể tích của hình lập phương lớn là : 64 × \(\dfrac{3}{2}\) = 96 (cm3) Đáp số: 96cm3. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|