A. Hoạt động cơ bản - Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt NamGiải bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam phần hoạt động cơ bản trang 127, 128 sách VNEN Tiếng Việt 5 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh sau: Phương pháp giải: Em quan sát ảnh và trả lời. Lời giải chi tiết: - Tranh 1: Bộ quần áo bà ba - Tranh 2: Bộ trang phục tứ thân - Tranh 3: Áo dài Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…) Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Theo TRẦN NGỌC THÊM Câu 3 Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Áo cánh: áo ngắn, cổ đứng hoặc cổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn - Phong cách: kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người - Tế nhị: ý nói nhã nhặn, lịch sự - Xanh hồ thủy: xanh như màu nước hồ (xanh nhạt) - Tân thời: Kiểu mới - Y phục: quần áo, đồ mặc Câu 4 Cùng luyện đọc a) Mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Chú ý phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí. b) Đổi lượt và đọc lại bài. Câu 5 1) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa? 2) Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cô truyền? 3) Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của người Việt Nam? 4) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? Phương pháp giải: 1) Em suy nghĩ và trả lời. 2) Em đọc đoạn văn thứ 2 và thứ 3. 3) Khi người phụ nữ Việt Nam khoác lên mình trang phục áo dài thì em cảm thấy như thế nào? 4) Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải chi tiết: 1) Vai trò của chiếc áo dài trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa đó là: Phụ nữ Việt Nam thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong là những lớp áo cánh nhiều màu nổi như hồng đào, vàng chanh,…trang phục như vậy làm cho người phụ nữ Việt Nam kín đáo, tế nhị nhiều hơn. 2)
3)Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam: Bởi vì trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. 4) Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài: - Người phụ nữ trở nên duyên dáng, thướt tha hơn rất nhiều trong tà áo dài - Khi thấy người con gái mặc áo dài là dường như thấy được cả hồn quê hương ở trong đó Câu 6 Mỗi em chọn đọc một đoạn văn mà mình thích và giải thích vì sao mình thích đoạn văn đó. Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu bài tập. Lời giải chi tiết: Em thích nhất đoạn văn thứ 2 vì nhờ có sự miêu tả chi tiết và tỉ mỉ về tà áo dài truyền thống mà em có thêm nhiều hơn nữa hiểu biết về chiếc áo dài. Từ đó thêm yêu hơn trang phục dân tộc của người Việt Nam. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|