A. Hoạt động cơ bản - Bài 14C: Đồ vật quanh em

Giải bài 14C: Đồ vật quanh em phần hoạt động cơ bản trang 155 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trò chơi: Hỏi nhanh.

Quan sát các bức tranh sau và đặt câu hỏi cho mỗi bức tranh với các từ: ai, làm gì, thế nào, ở đâu

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1:

 

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Ai đang chơi đá bóng?

+ Các bạn nhỏ đá bóng ở đâu?

- Tranh 2:

 

+ Em bé đang làm gì?

+ Người mẹ đang làm gì?

+ Ai đang bế em bé?

Tranh 3


+ Ngày hội thanh niên 2012 được tổ chức ở đâu?

+ Để chào mừng ngày hội thanh niên, các anh chị đã chuẩn bị như thế nào?

Tranh 4

+Các bạn nhỏ đang làm gì?
+Các bạn nhỏ chơi diều ở đâu?

 

Câu 2

Tìm hiểu cách dùng câu hỏi vào mục đích khác.

a) Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:

    Ông Hòn Rấm cười bảo:

    - Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

    Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

    - Nung ấy ạ?

    - Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

b) Nhận xét:

- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Rấm có thể thay bằng một câu kể hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không bị thay đổi không?

- Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng được dùng làm gì?

c) Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”. Em hiểu câu hỏi ấy có mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

b) Nhận xét:

- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Rấm có thể thay bằng một câu kể hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không thay đổi. Ví dụ: “Chứ sao?” có thể thay là "Tất nhiên”

- Theo em, các câu hỏi cùa ông Hòn Rấm không dùng để hỏi về điều chưa biêt. Mà chúng được dùng với mục đích là:

+ “sao chú mày nhát thế?” dùng để chê trách.

+ “chứ sao?” dùng để khẳng định.

c) Em hiểu câu nói ấy có mục đích là yêu cầu, mong muốn em và bạn trao đổi với nhau nhỏ hơn để không làm ảnh hưởng đến người bên cạnh.

Ghi nhớ:

Câu 3

Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.

a. Em đọc bài văn:

Con lật đật

     Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn giữ thứ đồ chơi mẹ mua cho từ lúc tôi mới lên ba tuổi: con lật đật.

     Đó là con lật đật làm bằng nhựa, nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn vào thây giống như một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa múa lân. Cái đầu nhỏ và tròn, gắn liền với thân hình, chẳng có cổ, cũng chẳng có tay chân gì cả. Thích nhất là đôi má múp míp của nó, thỉnh thoảng hiện lên những lúm đồng tiền xinh xinh. Lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi Sờ vào, nó lại lắc lư và cười thật dễ thương.

      Con lật đật chẳng bao giờ bị ngã cả. Đặt nó nằm xuông dù ở tư thế nào, nó cũng đứng lên được ngay và đứng lên rất nhanh. Vì thế mà nó được đặt tên là “lật đật”. Mỗi khi tôi bị ngã và khóc, mẹ lại mang con lật đật ra dỗ tôi: “Đấy con xem! Lật đật ngã có khóc đâu? Nó lại tự đứng lên này!” Thế là tôi nín khóc.

     Con lật đật làm bạn với tôi suốt  máy năm nay. Mỗi khi vui buồn tôi đều chia sẻ với nó. Tôi yêu quý con lật đật của tôi lắm và không bao giờ muốn xa nó cả.

b) Nhận xét:

Bài văn trên tả cái gì? Viết tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn vào bảng nhóm.

c) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Viết vào vở hoặc phiếu học tập để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Mỗi đoạn thân bài tả gì? Khi cần tả một đồ vật, ta cần tả những gì?

Ghi nhớ:

Câu 5

Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trống trường:

a) Em đọc thầm phần thân bài miêu tả cái trống trường và nhận xét.

     Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

     Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng!" đều đặn. Khi anh ta "xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.

b) Trả lời câu hỏi:

- Câu văn nào tả bao quát cái trống?

- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?

- Những từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh cái trống?

Lời giải chi tiết:

b)

- Câu văn tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

- Các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu.

- Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:

+ Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

+ Âm thanh: Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close