Đề thi kì 1 môn toán lớp 8 năm 2019 - 2020 trường THCS Nguyễn Tất ThànhTải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn toán lớp năm 2019 - 2020 trường THCS Nguyễn Tất Thành với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm Câu 1. Phân thức đối của 2x−15−x là : A.1−2xx−5 B.−(2x−1)x−5 C. −1−2x5−x D. 1−2x5−x Câu 2. Giá trị của phân thức x+12x−6 được xác định khi : A.x≠3 B.x≠1 C. x≠−3 D. x≠−1 Câu 3. Kết quả rút gọn của biểu thức −2x2−2x1−x2 là : A. −2xx+1 B. 2xx−1 C. 2xx+1 D. −2xx−1 Câu 4. Cho ΔABC vuông tại A có AB=3cm,AC=4cm. Độ dài đường trung tuyến AM bằng : A.5cm B.2cm C. 2,5cm D.10cm Câu 5. Diện tích hình chữ nhật sẽ thay đổi thế nào nếu chiều dài tăng 6 lần, chiều rộng giảm 2 lần ? A. Giảm 3 lần B. Tăng 3 lần C. Giảm 12 lần D. Tăng 12 lần Câu 6. Chọn câu trả lời sai : A.4x+44x=x+1x B.x−2x2−4=1x+2 C. 5x+55x=5 D. 4x2−92x+3=2x−3 Câu 7. Khẳng định nào sau đây đúng ? A. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình chữ nhật. B. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình chữ nhật. C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. D. Hình bình hành có một đường chéo là tia phân giác của một góc là hình chữ nhật. Câu 8. Phân thứcx+22x có giá trị bằng 1 khi x bằng : A. 2 B.1 C. 0 D. 32 Câu 9. Tổng hai phân thức x+32x−1 và 4−x1−2x bằng phân thức nào sau đây : A.72x−1 B.1 C.71−2x D.−1 Câu 10. Khẳng định nào sau đây sai ? A. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật. B. Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. C. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền. D. Hình thoi là hình có bốn trục đối xứng. Câu 11. Thực hiện phép chia x3+27 cho 3x−9−x2 ta được thương là : A. x+3 B. x−3 C. −x−3 D. −x+3 Câu 12. Hình vuông có đường chéo bằng 4 thì cạnh của nó bằng : A.2 B.8 C.4 D.√8 B. Tự luận (7 điểm). Câu 1: (2,0 điểm) Cho biểu thức A=(3xx−2−2x2−5x2−4−x−1x+2):3x+2 1. Rút gọn A và tìm điều kiện xác định của A. 2. Tính giá trị của A biết x2−2x=0. 3. Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Tìm x, biết : a) 4x2−1−(1−2x)(x+2)=0; b) 3x−x2x2−9=0. 2. Tìm a và b để f(x)=x4−3x3+3x2+ax+b chia hết cho g(x)=x2−3x+4. Câu 3: (2,5 điểm) Cho ΔABC vuông tại A. Gọi D là trung điểm của BC, kẻ DE vuông góc với AB tại E. Gọi I là điểm đối xứng với D qua AC,DI cắt AC tại F. 1. Chứng minh tứ giác AEDF là hình chữ nhật. 2. Gọi O là giao điểm của AD và EF. Chứng minh tứ giác ABDI là hình bình hành và từ đó suy ra ba điểm B,O,I thẳng hàng. 3. Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác ABCI là hình thang cân. Hãy tính SABC trong trường hợp này biết AD=8cm. Câu 4. (0,5 điểm) Cho x,y∈R và x≠y. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=x2−6xy+6y2x2−2xy+y2.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Phương pháp: Phân thức đối của phân thức AB là −AB Cách giải: Phân thức đối của 2x−15−x là −2x−15−x=1−2x5−x Chọn D Câu 2 (TH): Phương pháp: Giá trị của phân thức AB xác định khi B≠0. Cách giải: Giá trị của phân thức x+12x−6 được xác định khi 2x−6≠0⇔2x≠6⇔x≠3. Chọn A Câu 3 (TH): Phương pháp: Phân tích tử thức và mẫu thức thành nhân tử rồi rút gọn biểu thức. Sử dụng hằng đẳng thức a2−b2=(a−b)(a+b) Cách giải: Ta có: −2x2−2x1−x2=−2x(x+1)(1−x)(1+x)=−2x1−x=2xx−1 Chọn B Câu 4 (TH): Phương pháp: Sử dụng định lý Pytago để tính cạnh huyền Sử dụng: Trong tam giác vuông, độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền. Cách giải: Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Pytago ta có: BC=√AB2+AC2=√32+42=5cm Vì AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên AM=BC2=52=2,5cm Chọn C Câu 5 (TH): Phương pháp: Diện tích hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b là S=ab. Cách giải: Diện tích hình chữ nhật ban đầu là S=ab với a,b lần lượt là chiều dài và chiều rộng Chiều dài mới là a′=6a Chiều rộng mới là b′=b2 Lúc này diện tích hình chữ nhật là S′=a′.b′=6a.b2=3ab=3S Như vậy diện tích tăng 3 lần so với ban đầu. Chọn B Câu 6 (VD): Phương pháp: Phân tích tử thức và mẫu thức thành nhân tử rồi rút gọn biểu thức. Cách giải: Đáp án A: Ta có: 4x+44x=4(x+1)4x=x+1x nên A đúng Đáp án B: Ta có: x−2x2−4=x−2(x−2)(x+2)=1x+2 nên B đúng Đáp án C: Ta có: 5x+55x=5(x+1)5x=x+1x≠5 nên C sai Đáp án D: Ta có: 4x2−92x+3=(2x+3)(2x−3)(2x+3)=2x−3 nên D đúng Chọn C Câu 7 (NB): Phương pháp: Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật Cách giải: Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật nên C đúng. Chọn C Câu 8 (VD): Phương pháp: Tìm ĐK Cho phân thức bằng 1 sau đó quy đồng mẫu thức để tìm x. So sánh điều kiện để kết luận Cách giải: ĐK: 2x≠0⇔x≠0 Ta có: x+22x=1⇔x+22x=2x2x⇒x+2=2x⇔x=2(tm) Vậy x=2. Chọn A Câu 9 (VD): Phương pháp: Đưa về cộng hai phân thức cùng mẫu: AB+CB=A+CB Cách giải: Ta có: x+32x−1+4−x1−2x=x+32x−1+x−42x−1=x+3+x−42x−1=2x−12x−1=1 Chọn B Câu 10 (TH): Phương pháp: Sử dụng kiến thức về hình chữ nhật, hai tam giác bằng nhau, trục đối xứng. Cách giải: Ta có A, B, C đều đúng. D sai vì hình thoi có hai trục đối xứng là hai đường chéo. Chọn D Câu 11 (VD): Phương pháp: Sử dụng hằng đẳng thức a3+b3=(a+b)(a2−ab+b2) Cách giải: Ta có: (x3+27):(3x−9−x2)=(x+3)(x2−3x+9):[−(x2−3x+9)]=−(x+3)=−x−3 Chọn C Câu 12 (TH): Phương pháp: Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau. Sử dụng định lý Pytago Cách giải: Xét hình vuông ABCD có đường chéo AC=4. Áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông ABC ta có: AB2+BC2=AC2⇔2AB2=42⇔AB2=8⇒AB=√8 Vậy hình vuông có cạnh là √8. Chọn D. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu I (VD): Phương pháp: 1. Quy đồng mẫu và rút gọn. 2. Tìm x rồi thay vào A. 3. Tìm điều kiện để A∈Z dựa vào kiến thức về ước, bội. Cách giải: 1. Rút gọn A và tìm điều kiện xác định của A. A=(3xx−2−2x2−5x2−4−x−1x+2):3x+2DK:{x−2≠0x+2≠0x2−4≠0⇔x≠±2A=(3x(x+2)(x−2)(x+2)−2x2−5(x−2)(x+2)−(x−1)(x−2)(x−2)(x+2)):3x+2A=(3x2+6x−2x2+5−x2+x+2x−2(x−2)(x+2)):3x+2A=9x+3(x−2)(x+2).x+23A=3(3x+1)(x−2)(x+2).x+23A=3x+1x−2 2. Tính giá trị của A biết x2−2x=0. Ta có: x2−2x=0⇔x(x−2)=0⇔[x=0x−2=0⇔[x=0(TM)x=2(KTM) Thay x=0 vào A ta được: A=3.0+10−2=−12 Vậy với x=0 thì A=−12. 3. Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên. Ta có: A=3x+1x−2=3x−6+7x−2 =3x−6x−2+7x−2=3+7x−2 Vì x∈Z và 3∈Z nên để A∈Z thì x−2∈U(7)={±1;±7}. Ta có bảng:
Vậy với x∈{3;1;9;−5} thì A∈Z. Câu II (VD): Phương pháp: 1. a) Đưa phương trình về dạng tích. b) Đặt điều kiện xác định và giải phương trình. 2. Viết lại f(x)=g(x).q(x)+p(x), từ đó suy ra để f(x) chia hết cho g(x) thì p(x)=0,∀x. Cách giải: 1. Tìm x, biết : a) 4x2−1−(1−2x)(x+2)=0; ⇔(2x−1)(2x+1)+(2x−1)(x+2)=0⇔(2x−1)(2x+1+x+2)=0⇔(2x−1)(3x+3)=0⇔[2x−1=03x+3=0⇔[2x=13x=−3⇔[x=12x=−1 Vậy phương trình có tập nghiệm S={12;−1}. b) 3x−x2x2−9=0. ĐK: x2−9≠0⇔x2≠9 ⇔x≠±3 Khi đó 3x−x2=0⇔x(3−x)=0⇔[x=03−x=0⇔[x=0(TM)x=3(KTM) Vậy phương trình có nghiệm x=0. 2. Tìm a và b để f(x)=x4−3x3+3x2+ax+b chia hết cho g(x)=x2−3x+4. Ta có: f(x)=x4−3x3+3x2+ax+b =(x4−3x3+4x2)−(x2−3x+4)+ax−3x+b+4 =x2(x2−3x+4)−(x2−3x+4)+(a−3)x+b+4 =(x2−3x+4)(x2−1)+(a−3)x+b+4 =(x2−1)f(x)+(a−3)x+b+4 Để f(x) chia hết cho g(x) thì {a−3=0b+4=0⇔{a=3b=−4 Vậy a=3,b=−4. Câu III (VD): Phương pháp: 1. Chứng minh tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. 2. Chứng minh tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành. 3. Sử dụng hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. Cách giải: 1. Chứng minh tứ giác AEDF là hình chữ nhật. Ta có: DE⊥AB⇒ˆE=900 Vì I là điểm đối xứng với D qua AC nên AC là đường trung trực của DI ⇒DF⊥AC⇒ˆF=900 Tứ giác AEDF có ˆA=ˆE=ˆF=900 nên AEDF là hình chữ nhật (đpcm). 2. Gọi O là giao điểm của AD và EF. Chứng minh tứ giác ABDI là hình bình hành và từ đó suy ra ba điểm B,O,I thẳng hàng. Ta có: {DF⊥ACAB⊥AC nên DF//AB (từ vuông góc đến song song) Mà D là trung điểm BC nên F là trung điểm AC ⇒DF là đường trung bình của tam giác ACB⇒DF=12AB(t/c)⇒AB=2DF Mà DI=2DF (do I đối xứng với D qua AC) Do đó DI=AB(=2DF). Mà DI//AB nên tứ giác ABDI là hình bình hành (dhnb). Vì O là giao điểm của EF với AD nên O là trung điểm AD. Tứ giác ABDI là hình bình hành⇒ hai đường chéo BI,AD cắt nhau tại O là trung điểm của mỗi đường. Vậy B,O,I thẳng hàng. 3. Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác ABCI là hình thang cân. Hãy tính SABC trong trường hợp này biết AD=8cm.
Ta có: AI//BC (do AI//BD) nên tứ giác AICB là hình thang. Để AICB là hình thang cân thì ^ABC=^ICB (1) Xét tứ giác AICD có AC vuông góc DI tại trung điểm mỗi đường nên là hình thoi. ⇒CA là tia phân giác góc ^ICD. ⇒^ICB=2^ACB (2) Từ đó ^ABC=2^ACB. Mà ^ABC+^ACB=900 (hai góc phụ nhau) Do đó 2^ACB+^ACB=900 ⇔^ACB=300 . Vậy tam giác ABC cần thêm điều kiện ^ACB=300 để tứ giác AICB là hình thang cân. Tam giác ABC vuông tại A có ^ACB=300 nên AB=12BC. Mà BC=2AD=2.8=16 nên AB=12.16=8. Áp dụng định lí Pi-ta-go ta có: AB2+AC2=BC2 ⇔82+AC2=162 ⇔AC2=162−82=192 ⇒AC=8√3 Diện tích tam giác: SABC=12AB.AC=12.8.8√3=32√3. Bài 4 (VDC): Phương pháp: Xét y=0 Xét y≠0, chia cả tử và mẫu cho y2. Sau đó ta chứng minh biểu thức thu được lớn hơn hoặc bằng −3. Cách giải: Xét y=0, ta có : P=1. Xét y≠0, chia cả tử và mẫu của (1) cho y2, ta có : P=(xy)2−6(xy)+6(xy)2−2(xy)+1 Đặt t=xy(t≠1). Biểu thức P trở thành : P=t2−6t+6t2−2t+1 Ta sẽ đi chứng minh : P≥−3(∗) Ta có : t2−6t+6t2−2t+1≥−3⇔t2−6t+6≥−3t2+6t−3⇔4t2−12t+9≥0⇔(2t−3)2≥0 ⇒(∗)luôn đúng. Dấu xảy ra ⇔2t−3=0⇔t=32⇔xy=32⇔2x=3y. Vậy minP=−3, đạt được khi 2x=3y. HẾT Loigiaihay.com
Quảng cáo
|