Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương - Thái Nguyên

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương - Thái Nguyên với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Mã đề: 01

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Trong các thực vật sau, đối tượng nào không có hiện tượng sinh sản vô tính?

A. Cây rêu                         B. Cây tre

C. Cây gừng                      D. Cây ngô

Câu 2: Từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn, qua quá trình giảm phân, nguyên phân và phát triển sẽ hình thành:

A. 4 hạt phấn                     B. 2 hạt phấn

C. 1 hạt phấn                     D. 8 hạt phấn

Câu 3: Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, các cây con được sinh ra mang đặc tính:

A. Giống nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

B. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

C. Giống nhau và có sự thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

D. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống ổn định

Câu 4: Trong hình thức trinh sinh ở ong

A. Không cần sự tham gia của giao tử đực

B. Không cần sự tham gia của giao tử cái

C. Chỉ sinh ra những cá thể ong thợ

D. Không có quá trình giảm phân

Câu 5: Ở động vật, từ 1 tế bào sinh trứng (2n) ở giai đoạn chín, qua quá trình giảm phân và phát triển sẽ hình thành:

A. 4 trứng (n)                    B. 2 trứng (n)

C. 1 trứng (n)                    D. 1 trứng (2n)

Câu 6: Cho các biện pháp sau:

(1). Thụ tinh nhân tạo

(2). Sử dụng hoocmôn

(3). Thay đổi yếu tố môi trường

(4). Sử dụng chất kích thích tổng hợp

Những biện pháp thúc đẩy trứng nhanh chín và rụng hoặc rụng nhiều trứng cùng lúc là:

A. (1), (2) và (3)              B. (2), (3) và (4)

C. (1), (3) và (4)              D. (1), (2) và (4)

Câu 7: Điều không đúng với sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh:

A. Khoảng cách sinh con

B. Sinh con trai hay con gái

C. Thời điểm sinh con

D. Số con

Câu 8: Sử dụng bao cao su nhằm mục đích nào sau đây?

A. Không cho tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

B. Không cho trứng chín, rụng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

C. Cản trở hình thành hợp tử và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

D. Cản trở sự phát triển của phôi thai và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

II. Phần tự luận

Câu 9: (3 điểm)

a) Nêu khái niệm sinh sản vô tính. Các cơ thể con sinh ra trong sinh sản vô tính có đặc điểm gì?

b) Lấy 2 ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

c) Em hãy chỉ ra 2 ưu điểm nổi bật nhất của cây trồng từ cành giâm, cành chiết so với cây trồng từ hạt.

Câu 10: (3 điểm)

a) Vì sao phải thực hiện sinh để có kế hoạch?

b) Kể tên các biện pháp tránh thai được coi là phù hợp với đối tượng thanh niên.

c) Giải thích tại sao nạo phá thai không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1D

2A

3B

4A

5C

6B

7B

8A

Câu 1:

Cây ngô không có hiện tượng sinh sản vô tính

Chọn D

Câu 2:

Từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn, qua quá trình giảm phân, nguyên phân và phát triển sẽ hình thành: 4 hạt phấn

Chọn A

Câu 3:

Trong sinh sản hữu tính ở thực vật tạo sự đa dạng di truyền cao, con sinh ra mang đặc tính di truyền cả bố và mẹ hoặc sẽ xuất hiên tính trạng trung gian mới. Do đó các cây con được sinh ra mang đặc tính: khác nhau và có sự thích nghi tốt với môi trường sống thay đổi.

Chọn B

Câu 4:

Trong hình thức trinh sinh ở ong, không cần sự tham gia của giao tử đực.

Chọn A

Câu 5:

Ở động vật, từ 1 tế bào sinh trứng (2n) ở giai đoạn chín, qua quá trình giảm phân và phát triển sẽ hình thành: 1 trứng (n)

Chọn C

Câu 6:

Những biện pháp thúc đẩy trứng nhanh chín và rụng hoặc rụng nhiều trứng cùng lúc là:

(2). Sử dụng hoocmôn

(3). Thay đổi yếu tố môi trường

(4). Sử dụng chất kích thích tổng hợp

Chọn B

Câu 7:

Điều không đúng với sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh: Sinh con trai hay con gái

Chọn B

Câu 8:

Sử dụng bao cao su nhằm mục đích: Không cho tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Chọn A

Câu 9:

a) Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ.

Các cơ thể con sinh ra trong sinh sản vô tính có đặc điểm:

- Mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống hệt mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền

- Thích nghi với môi trường sống ổn định, nếu môi trường sống thay đổi đột ngột dễ dẫn đến các cá thể này chết hàng loạt.

b) Ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:

- Khoai tây: Củ nảy chồi thành cây con

- Khoai lang: đoạn thân phát triển thành một cây mới

- Rau má sinh sản bằng thân bò.

- Cây sống đời sinh sản bằng lá.

c) So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:

+ Nhân nhanh giống cây trồng.

+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.

+ Tiết kiệm công chăm bón

Câu 10:

a) Phải thực hiện sinh để có kế hoạch vì:

Đối với gia đình, sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Cụ thể:

- Nâng cao sức khỏe sinh sản: tránh những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm tỷ lệ nạo phá thai.

- Thể hiện quyền bình đẳng giới: Dù sinh con trai hay con gái họ cũng có chủ đích, không gây nên sự chênh lệch về giới tính trong xã hội.

- Chống đói nghèo: khi có ít con, áp lực kinh tế gia đình cũng giảm, bố mẹ có nhiều thời gian hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe của từng đứa con và điều đó có lợi cho gia đình, cộng đồng và quốc gia.

Đối với xã hội, sinh đẻ có kế hoạch làm giảm áp lực đối với phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường. Sự gia tăng dân số tạo nên sức ép cho môi trường cũng như đời sống xã hội của nhiều quốc gia hiện đại.

b) Các biện pháp tránh thai được coi là phù hợp với đối tượng thanh niên:

- Bao cao su

- Thuốc tránh thai

- Tính vòng kinh

- Xuất tinh ngoài âm đạo

c) Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì chúng chỉ giúp người nữ không sinh con ngoài ý muốn nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh,... thậm chí tử vong.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay