Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2019 - 2020 trường THCS & THPT Lương Thế VinhGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn toán lớp 6 năm 2019 - 2020 trường THCS & THPT Lương Thế Vinh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm: (2,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài kiểm tra. Câu 1 : Cho biểu thức B=15+32+m(m∈N). Điều kiện của m để B⋮2 là: A. m là số lẻ B. m là số chẵn C. m là số nguyên tố D. m∈N∗ Câu 2 : Tổng của tất cả các số nguyên x với −5<x≤6 là: A. 6 B. 0 C. 11 D. −11 Câu 3: Cho AB = 8cm, AC = 4cm, BC = 4cm. Khi đó: A. Ba điểm A,B,C thẳng hàng B. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C C. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC D. Ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Câu 4 : Cho 10 điểm phân biệt trong đó có 5 điểm thẳng hàng. Ta sẽ vẽ được: A. 36 đoạn thẳng B. 45 đoạn thẳng C. 90 đoạn thẳng D. 50 đoạn thẳng Phần II. Tự luận Bài 1 (1,5 điểm): Thực hiện phép tính: a)50.2020−50+2019.50 b)322+[1800−(43−18.3)3]:8−|−22| Bài 2 (1,5 điểm): Tìm x, biết: a)x−65=38−58 b)3(x+6)−53=2(x−8)−1 c)|x−12|−18=32−23.20200 Bài 3 (2,0 điểm): Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 300 đến 500 học sinh. Biết rằng mỗi lần xếp hàng 7, hàng 9, hàng 15 đều thừa ra 5 học sinh. Tính số học sinh khối 6 của trường đó. Bài 4 (2,5 điểm): Cho hai tia Am,An đối nhau. Trên tia Am lấy hai điểm B,C sao cho AB=4cm,AC=6cm. Trên tia An lấy điểm D sao cho AD=2cm. a) Tính độ dài đoạn thẳng BC. b) Hãy chứng tỏ điểm B nằm giữa hai điểm C và D. c) Vẽ điểm E là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng minh điểm A là trung điểm của đoạn thẳng DE. Bài 5 (0,5 điểm): Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho khi chia a cho 7; cho 13; cho 17 có số dư lần lượt là 3;11;14. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (TH): Phương pháp : Sử dụng : Nếu tất cả số hạng của một tổng chia hết cho m thì tổng đó chia hết cho m. Cách giải: Vì 32⋮2,68⋮2 nên để B⋮2 thì (15+m)⋮2 mà 15 chia cho 2 dư 1 nên m chia cho 2 dư 1 hay m là số lẻ. Chọn A Câu 2 (TH): Phương pháp : Liệt kê các số nguyên thỏa mãn. Tính tổng các số nguyên đó bằng cách nhóm các số đối nhau để tính hợp lý. Cách giải: Các số nguyên x thỏa mãn −5<x≤6 là −4;−3;−2;...;5;6 Tổng cần tìm là : −4+(−3)+(−2)+(−1)+0+1+2+3+4+5+6 =[(−4)+4]+[(−3)+3]+[(−2)+2]+[(−1)+1] +0+5+6 =0+..+0+11=11 Chọn C Câu 3 (TH): Phương pháp : Sử dụng định nghĩa : Nếu MA=MB=AB2 thì M là trung điểm đoạn AB. Cách giải: Ta thấy AC=BC=AB2(=4) nên C là trung điểm đoạn AB hay ba điểm A,B,C thẳng hàng. Chọn A Câu 4 (TH): Phương pháp : Qua n(n≥2) điểm phân biệt ta vẽ được n(n−1)2 đoạn thẳng Cách giải: Qua 10điểm phân biệt ta vẽ được 10(10−1)2=45 đoạn thẳng Chọn B PHẦN TỰ LUẬN Bài 1 (VD): Phương pháp : a) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng : a.b+a.c=a(b+c) b) Thực hiện theo thứ tự : Tính trong ngoặc trước sau đó tính nhân chia rồi cộng trừ Cách giải: a) 50.2020−50+2019.50 =50(2020−1+2019)=50.4038 201900 b) 322+[1800−(43−18.3)3]:8−|−22| =322+[1800−(64−54)3]:8−22 =322+(1800−103):8−22=322+(1800−1000):8−22=322+800:8−22=322+100−22=422−22=400 Bài 2 (VD): Phương pháp : a) Tính vế phải trước rồi sử dụng qui tắc chuyển vế b) Tính lũy thừa trước, biến đổi để đưa về dạng tìm x quen thuộc c) Đưa về dạng |A|=m(m≥0) thì A=m hoặc A=−m. Cách giải: a)x−65=38−58x−65=−20x=−20+65x=45 b)3(x+6)−53=2(x−8)−13x+3.6−125=2.x−2.8−13x+18−125=2x−16−13x−107=2x−173x−2x=(−17)+107x=90 c)|x−12|−18=32−23.20200|x−12|−18=9−8.1|x−12|−18=1|x−12|=18+1|x−12|=19TH1:x−12=19x=12+19x=31TH2:x−12=−19x=(−19)+12x=−7 Bài 3 (VD): Phương pháp : Gọi số học sinh khối 6 là x(x>5) Ta suy ra (x−5) là bội của 7,9,15 Từ đó đưa về bài toán tìm bội chung nhỏ nhất và bội chung Kết hợp với điều kiện bài toán để tìm x. Cách giải: Gọi số học sinh khối 6 là x(x>5,x∈N)(học sinh) Từ đề bài suy ra (x−5) là bội của 7,9,15 Hay x∈BC(7;9;15) và 300<x<500 Ta có : 7=7;9=32;15=3.5 Nên BCNN(7;9;15)=7.32.5=315 Suy ra (x−5)∈B(315)={0;315;630;...}hay x∈{5;320;635;...} mà 300<x<500 nên x=320 Vậy số học sinh khối 6 là 320 học sinh. Bài 4 (VD): Phương pháp : a) Sử dụng công thức cộng đoạn thẳng : Nếu C nằm giữa hai điểm A và B thì AC+CB=AB b) Nếu A,B lần lượt nằm trên hai tia đối nhau gốc O thì O nằm giữa hai điểm A và B c) Nếu M nằm giữa A và B đồng thời MA=MB thì M là trung điểm của đoạn AB Cách giải: a) Tính độ dài đoạn thẳng BC. Trên tia Am có AB<AC(4cm<6cm) nên B nằm giữa hai điểm A và C. Ta có : AB+BC=AC suy ra BC=AC−AB=6−4=2cm Vậy BC=2cm b) Hãy chứng tỏ điểm B nằm giữa hai điểm C và D. Vì B nằm giữa hai điểm A và C nên BC và BA là hai tia đối nhau. Lại có D∈An nên D∈Bn là tia đối của tia BC. Từ đó D,C nằm trên hai tia đối nhau gốc B Suy ra B nằm giữa hai điểm C và D. c) Vẽ điểm E là trung điểm của đoạn thẳng AB. Chứng minh điểm A là trung điểm của đoạn thẳng DE. Vì E là trung điểm đoạn AB nên AE=AB2=42=2cm (1) Lại có E,D thuộc hai tia đối nhau Am,An nên A nằm giữa hai điểm D và E (2) Từ (1) và (2) suy ra A là trung điểm đoạn thẳng DE. Bài 5 (VDC): Phương pháp : - Gọi số cần tìm là a (a∈N). - Nhận xét a+3∈BC(7;17). Từ đó tìm tập hợp bội chung của 7,17 và kiểm tra điều kiện chia cho 13 dư 11. Cách giải: Gọi số cần tìm là a (a∈N). Vì a chia cho 7 dư 4 nên (a+3)⋮7 Vì a chia cho 17 dư 14 nên (a+3)⋮17 Suy ra a+3∈BC(7;17). Mà BCNN(7;17)=7.17=119 nên BC(7;17)={0;119;238;357;476;595;714;833;...}
Từ bảng ta thấy a=830. Vậy số cần tìm là 830. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|