Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Đống Đa

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Đống Đa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

PHẦN I: (6,0 điểm)

      Là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày. Tiếng gà trưa là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ chân thành, giản dị và đầy nữ tính của bà.

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và phương thức biểu đạt chính của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 2. Câu thơ "Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Câu 3.

a. Chép chính xác sáu câu thơ cuối của bài thơ.

b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép. Trong đoạn văn, có sử dụng một quan hệ từ và một cặp từ đồng nghĩa (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng nảy.

PHẦN II: (4,0 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

Đề 2. Biểu cảm về một người thân mà em yêu quí.

Lời giải chi tiết

PHẦN I

Câu 1

*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Tiếng gà trưa”

*Cách giải:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

*Phương pháp: Nhớ lại bài thơ

*Cách giải:

- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ở vị trí đầu mỗi đoạn thơ.

- Tác dụng: Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng giúp gợi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, những kỉ niệm quen thuộc. Nó còn giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến những hình ảnh, những kỉ niệm càng thêm da diết, nồng nàn.

Câu 3

a.

*Phương pháp: Nhớ lại bài thơ.

*Cách giải:

- Chép thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

b.

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn biểu cảm.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về khổ thơ cuối bài.

+ Đoạn văn có sử dụng một quan hệ từ và cặp từ đồng nghĩa.

- Hướng dẫn cụ thể:

Mở đoạn: giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ.

Thân đoạn:

- Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc

 

- Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà

- Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

Kết đoạn: cảm nhận chung.

Câu 4

*Phương pháp: Nhớ lại các văn bản đã học.

*Cách giải:

Em có thể chọn một trong số các văn bản sau:

- Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

- Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)

PHẦN II

ĐỀ 1:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Cảnh khuya”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu


- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

- Bác không ngủ:

+  Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung về bài thơ và tâm hồn Bác.

ĐỀ 2:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close