Giải bài tập Bài 17 trang 59 SGK GDCD lớp 7
Những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
LG a
a) Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?
Giải chi tiết:
Vì:
- Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp)
- Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
LG b
b) Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ?
Giải chi tiết:
- Những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
- Bởi vì. Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như:
+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.
+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.
LG c
c) Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?
Giải chi tiết:
- Những cơ quan hành chính nhà nước từ cao xuống thấp bao gồm: Chính phủ -> UBND tỉnh (Thành phố) -> UBND huyện (quận/ thị xã) -> UBND xã (phường/thị trấn)
- Trong các cơ quan hành chính kể trên thì chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
LG d
d) Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.
- Chính phủ làm nhiệm vụ :
(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật ;
(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.
- Chính phủ do :
(1) Nhân dân bầu ra ;
(2) Quốc hội bầu ra.
- Ủy ban nhân dân do :
(1) Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra ;
(2) Nhân dân bầu ra ;
(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Giải chi tiết:
- Chính phủ làm nhiệm vụ: (2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật
- Chính phủ do: (2) Quốc hội bầu ra
- Ủy ban nhân dân do: (3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
LG đ
đ) Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?
Giải chi tiết:
- Pháp luật duy trì trật tự của xã hội, không tuân theo pháp luật thì xã hội rối loạn, cuộc sống không đảm bảo an ninh, nên mọi công dân phải tuân theo pháp luật để duy trì trật tự của xã hội.
- Pháp luật được ban hành để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy công dân vừa có quyền hạn vừa có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
LG e
e) Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.
Giải chi tiết:
Một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết như:
- Đăng kí hoạt động kinh doanh của bố mẹ em
- Đăng kí kết hôn của bố mẹ em
- Đăng kí quyền sử dụng đất của bố mẹ em
- Làm giấy khai sinh cho em và anh trai
- Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng
- Xin công chứng một số giấy tờ
Loigiaihay.com
-
Trả lời gợi ý Bài 17 trang 58 SGK GDCD lớp 7
Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
-
Trả lời gợi ý Bài 17 trang 56 SGK GDCD lớp 7
Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
-
Trả lời gợi ý Bài 17 trang 55 SGK GDCD lớp 7
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.