Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 6 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai đoạn văn để so sánh, rút ra nhận xét.


Lời giải chi tiết:

- Điểm giống: Hai nhan đề đều tập trung vào yếu tố “chữ”- biểu tượng cho cái đẹp, kết tinh tài hoa, thiên lương và khí phách, có sức mạnh và sức sống kì diệu.

- Điểm khác biệt: Nhan đề Giòng chữ cuối cùng nhấn mạnh tính chất của “chữ”, gợi niềm xót xa, tiếc nuối trước sự mất mát của cái đẹp và tài hoa. Nhan đề Chữ người tử tù nhấn mạnh mối liên hệ giữa chữ và người, giữa phẩm chất và thân phận, tứ đó làm nổi bật lên sức mạnh và sức sống bất diệt của “chữ”.


Câu 2

Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích trên.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai đoạn văn để tìm điểm khác biệt về từ ngữ, chi tiết miêu tả.


Lời giải chi tiết:

Câu

Đoạn a

Đoạn b

Câu 2

Thay nghề đi

Thay chốn ở đi

Câu 3

Với những nét chữ rõ ràng như thế

Với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người

Câu 4

Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế.

Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá.

Câu 3

Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai.


Phương pháp giải:

Chú ý vào giá trị biểu đạt của từ ngữ hoặc chi tiết trong ngữ cảnh của đoạn trích/ tác phẩm để phân tích tác dụng.


Lời giải chi tiết:

- Câu văn “Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi” ở đoạn trích a giới hạn ở tác động của “công việc”; còn câu văn “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi” ở đoạn trích b mở rộng thành tác động của môi trường sống, bối cảnh xã hội đối với nhân cách, tâm hồn con người,.. Sự thay đổi đó thể hiện rõ hơn ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn và chủ đề của truyện ngắn...

- Câu văn “Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế” ở đoạn a là lời nói mang tính chất sinh hoạt, có phần xem thường thầy Quản; còn cây văn “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá ở đoạn trích b thể hiện thái độ kính trọng của Huấn Cao dành cho thầy Quản. Sự thay đổi đó thể hiện rõ hơn ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn và chủ đề của truyện ngắn...


Câu 4

Từ việc so sánh hai đoạn trích trên, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Qua so sánh hai đoạn trích, có thể hiểu thêm tầm quan trọng của việc lựa chọn từ ngữ và hình thức diễn đạt để làm cho truyện kể tăng sức hấp dẫn và khả năng thuyết phục.


Câu 5

Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: Hoài bão, tung hoành, thiên lương.


Phương pháp giải:

- Tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ Hán Việt.

- Dựa vào ngữ cảnh để đặt câu cho phù hợp.


Lời giải chi tiết:

Hoài bão: Điều ôm trong lòng, điều mong ước, khát khao cháy bỏng.

→ Cậu bé cố gắng học tập để thực hiện hoài bão của mình.

Tung hoành: Hành động mạnh mẽ ngang dọc theo ý muốn, không gì ngăn cản được.

→ Từ Hải là người có khát vọng tung hoành bốn phương.

Thiên lương: Bản tính tốt đẹp vốn có của con người.

→ Mặc dù rơi vào bước đường cùng, nhưng Huấn Cao vẫn giữ được thiên lương cao đẹp.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close