Giải bài tập 5 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 11 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thứcBài thơ được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 50) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50. - Vận dụng kiến thức của bản thân về thể thơ bảy chữ để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Bài thơ được viết bằng thể bảy chữ hiện đại có nguồn gốc từ thể thất ngôn cổ phong, lại có quan hệ gần gũi với thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt vốn phổ biến trong thơ thời trung đại. Một vài đặc điểm chung của thơ bảy chữ hiện đại: - Mỗi dòng thơ có bảy tiếng. - Bài thơ thường được phân thành nhiều khổ, mỗi khổ thường gồm bốn dòng. - Vẫn phổ biến là vẫn chân (Ví dụ: khổ đầu của bài thơ Mùa xuân chín: tan, vàng, sang), nhiều trường hợp có cả vẫn lưng.) - Vẫn có khi được gieo ở cuối những dòng sát nhau (tạo thành vần liền) hoặc gieo cách quãng (tạo thành vẫn cách). Ngoài ra, còn có vần ôm. Việc vận dụng phối hợp nhiều cách gieo vần không chỉ tạo nên sự kết nối giữa các dòng trong một khổ mà còn giữa các dòng thuộc những khổ thơ khác nhau. - Cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại không cố định, nhằm lưu giữ được vẻ sống động, “nguyên chất” của cảm xúc được giãi bày. Câu 2 Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50. - Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: - Nhan đề bài thơ là một tổ hợp từ ngữ khá đặc biệt, ở đó có sự ghép nối giữa một từ chỉ thời gian (mùa xuân) với một từ chỉ trạng thái mang tính vật chất của sự vật (chín). + Đây là một kiểu tổ hợp từ ngữ khá phổ biến của thơ hiện đại mà các nhà Thơ mới là những người ghi được dấu ấn đậm nét đầu tiên, góp phần vật chất hoá những ý niệm trừu tượng, mơ hồ nhằm tác động mạnh vào tri giác của người đọc theo đòi hỏi của thi pháp thơ lãng mạn. - Cụm từ “mùa xuân chín” một mặt gợi liên tưởng về sự viên mãn của mùa xuân, mặt khác gây ám ảnh không dứt về “độ phai tàn sắp sửa". + Xuyên suốt bài thơ, hai thái cực này của “mùa xuân chín" được tác giả đồng thời tô đậm. Tiếng đàn thơ đang lảnh lót ngân vang cùng “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” bỗng hạ xuống cung trầm với một lời nhắc chứa đựng thoáng giật mình thảng thốt: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,/ Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi". Sự đối lập giữa hình ảnh “Bao cô thôn nữ hát trên đồi” với “ – Chị ấy, năm nay còn gánh thóc” cũng mở rộng, khơi sâu thêm những ấn tượng đã được báo hiệu từ nhan đề. Câu 3 Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50 - Xem lại tri thức ngữ văn về phương tiện ngôn ngữ để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Bài thơ vẽ ra một bức tranh xuân tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh. Tác giả đã sử dụng một cách rất tinh tế những từ ngữ chỉ màu sắc (lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi) và từ ngữ chỉ âm thanh (sột soạt, tiếng ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ). Các từ ngữ ấy đã kết hợp một cách khéo léo với hàng loạt động từ được gieo vào những vị trí rất “đắc địa” (ửng, tan, trêu, gợn, gặp, sực nhớ), nhằm gây ấn tượng về sự xuất hiện tiếp nối, liên hoàn của các hình ảnh nhờ một tác động thần diệu nào đó. Có thể biểu diễn ấn tượng này bằng một sơ đồ: Nắng ửng → khói mơ tan → mái nhà tranh lấm tấm vàng
- Cũng không thể không nói đến hệ thống vẫn kết thúc bằng phụ âm n, ng có đặc tính vang: tan, vàng, sang, làng, chang (chang chang), dễ đưa đến ấn tượng về một cái cái đẹp mong manh, khiến ta vừa sững sờ, hân hoan, vừa lo lắng, e ngại, chỉ sợ tất cả chóng tan biến đi như một ảo ảnh. Câu 4 Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50. Lời giải chi tiết: - Người phụ nữ gánh thóc“Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" xuất hiện ở cuối bài thơ là hình ảnh nằm dưới đáy sâu kí ức thể hiện tất cả nỗi ưu tư và niềm thương cảm của nhân vật trữ tình về làng quê. - Những dự cảm lo âu mơ hồ khi đối diện với sự viên mãn của mùa xuân (cả xuân sắc của đất trời và xuân thì của đời người) cuối cùng đã xác định được nguyên nhân. Sau cái vui là nỗi lo, sau cảm xúc bồng bột, hứng khởi là cảm giác trĩu nặng, có phần day dứt. Độ chín của mùa xuân mở ra trước mắt mỗi người một cơ hội để ta nhìn thấy rõ hơn bản chất của đời người, của sự sống, giúp ta thấy quý trọng hơn những giây phút được sống trong thì hiện tại. Câu 5 Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ Văn 10, tập một, tr.50. - Vận dụng kiến thức về dấu câu để trả lời. Lời giải chi tiết: Dấu chấm câu xuất hiện ở giữa câu 4 của khổ 1 khá đặc biệt. Từ ấn tượng thị giác về dấu câu được đặt ở vị trí này, độc giả buộc phải điều chỉnh cách đọc thơ theo lối tuyến tính để cảm nhận được sức nặng của từng cụm từ, hình ảnh. Theo đó, “Bóng xuân sang, có thể được hiểu như là hình ảnh đánh dấu sự bừng tỉnh của tác giả về dấu ẩn hiển nhiên của mùa xuân. Với dấu chấm đặt ở đây, câu “Trên giàn thiên lí: cũng gợi những cách diễn giải khác nhau, tuỳ sự kết nối của độc giả với cầu trước đó:“Sột soạt gió trêu tà áo biếc”. Ở khổ 2 và khổ 4 của bài thơ xuất hiện hai dấu gạch đầu dòng. Các kí hiệu này cho thấy mạch thơ trong từng khổ có sự chuyển đổi đột ngột. Việc đắm mình trong màu sắc, hương vị của mùa xuân không ngăn được nhân vật trữ tình liên nói:“Có kết tưởng tới những ngày tiếp nối: “Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi và sẽ oằn vai vì gánh nặng cuộc đời...
Quảng cáo
|