Giải bài tập 4 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức

Tóm tắt các sự việc được kể trong từng phần của văn bản và nêu rõ mối quan hệ giữa các sự việc trong hai phần.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tóm tắt các sự việc được kể trong từng phần của văn bản và nêu rõ mối quan hệ giữa các sự việc trong hai phần

Lời giải chi tiết:

     Phần 1: Đoạn trích nói về nhân vật Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với những chấn thương tâm hồn nặng nề, sau thành nhà văn, để lại một đống bản thảo "rối bời" khiến nhân vật "tôi" - người kể chuyện - phải suy tư không dứt. Phần đầu, người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể về trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên - dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt. 

      Phần 2: Sang đến phần hai, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi", kể về những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại. Đó là ấn tượng, cảm xúc và suy tư về nhân vật Kiên, về quyền được nhớ lại, về niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ, về chiến tranh, về ý thức bảo vệ phẩm giá ở mỗi người trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt,...

    Đoạn trích xoay quanh tâm lí của nhân vật Kiên, những kí ức về một thời oanh tạc chiến trường tràn về trong kí ức ông, kèm theo nỗi cô đơn của thời bình đã giúp ông viết cuốn tiểu thuyết của mình. Nhân vật “tôi” là người cùng cơ quan của Kiên, sau khi Kiên bỏ đi, “tôi” nhận số bản thảo của Kiên để lại và dần thấu hiểu Kiên.

Câu 2

Cắt nghĩa nguyên nhân thúc đẩy nhân vật Kiên cầm bút viết văn qua những gì được trần thuật (kể) trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân thúc đẩy nhân vật Kiên cầm bút viết văn: 

+ Kí ức trong Kiên ùa vào cái trong đêm đông lạnh giá, không khí u buồn, trong từng khung cảnh mà anh đi qua,...

+ Khi viết, Kiên tìm thấy sự giải thoát, hàn gắn trong tâm hồn

+ Càng viết, dòng trôi của tiểu thuyết càng không cho phép Kiên được trở về với hiện tại, anh chỉ là người viết, lặng lẽ hòa nhập vào cộng đồng nhân vật và hoàn toàn cam chịu trước cái logic bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng. 

Câu 3

Theo bạn, "nỗi buồn chiến tranh" nặng nề, dai dẳng ở nhân vật Kiên có phải là trạng thái tâm lí chung của tất cả những người từng tham gia chiến trận hay không? Qua lí giải vấn đề này, bạn hiểu thế nào về tính chân thật của những gì được miêu của tả trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và trong tiểu thuyết nói chung?

Lời giải chi tiết:

“Nỗi buồn chiến tranh” nặng nề, dai dẳng ở nhân vật Kiên là trạng thái chung của tất cả những người từng tham gia chiến trận khốc liệt. 

    Điều này được thể hiện rõ nét khi nhà văn miêu tả đời sống tâm lý đầy những dằn vặt và ẩn ức của Kiên trong thời bình. Nhân vật Kiên ra khỏi chiến tranh với gánh nặng của những kỉ niệm đau đớn. Vì vậy, Kiên hay những người đã từng tham gia chiến trận không thể dễ dàng sống cho hiện tại; không thể dửng dưng hưởng thụ bầu không khí hòa bình trên những mất mát, hi sinh của bao đồng đội. 

    Nói một cách khác, cuộc sống thời bình của họ hoàn toàn vô nghĩa, không mục đích, không lí tưởng, không niềm vui hay chính xác hơn là không dành cho họ - những người đã dành toàn bộ những ngày tháng đẹp nhất cuộc đời trong chiến tranh. Và hòa bình chỉ là thời gian để họ lặn lội lục tìm kí ức mà thôi.

Câu 4

 Người kể chuyện xưng "tôi" đã thay đổi cách nhìn, cách đọc đối với những trang bản thảo mà Kiên để lại như thế nào? Qua sự việc này, bạn rút ra được bài học gì về cách đọc đối với một số tiểu thuyết có lối kết cấu đặc thù?

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm của Kiên là những dòng kí ức lộn xộn, vì anh chỉ cắm cúi viết những kí ức tràn về chứ không hề có dụng ý sắp xếp. Vì người kể không hề biết về những kí ức gãy đứt đó của Kiên nên gặp khó khăn trong việc đọc bản thảo.

    Người kể chuyện đã không còn cố gắng để lí giải những trình tự xuất hiện trong bản thảo, mà “tùy tiện” tiếp nhận theo lối nhận thức của riêng anh ta.

    Đối với một số tiểu thuyết có lối kết cấu đặc thù, có thể không cần bắt buộc theo một trình tự nào cả mà có thể việc kể chuyện dựa vào tâm lí nhân vật và dụng ý của người sáng tác.

Câu 5

Qua đọc hai văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và Nỗi buồn chiến tranh trong mối liên hệ với nhan đề của bài học, bạn có thể phát biểu điều gì về "khả năng lớn lao của tiểu thuyết"?

Lời giải chi tiết:

Tiểu thuyết, với quy mô rộng và khả năng chứa nội dung thì chỉ tiểu thuyết mới có thể giúp nhà văn  giãi bày những dụng ý nghệ thuật trong tác phẩm.

   Qua hai tác phẩm trên cho thấy, tiểu thuyết có khả năng "lớn lao" bởi nó không chỉ đơn thuần là một câu chuyện giải trí mà còn là một công cụ để phản ánh hiện thực, khám phá tâm lý con người, đặt ra những vấn đề xã hội, và truyền tải những thông điệp nhân văn sâu sắc. Qua những trang sách, người đọc có cơ hội được sống, được cảm nhận, được suy ngẫm về cuộc đời và thế giới xung quanh mình.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close