Giải Bài tập 3 trang 4 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thứcNội dung đoạn này tập trung nói về vấn đề gì? Vì sao đoạn này được đặt kế tiếp đoạn trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 17917 Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Tuyên ngôn Độc lập trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 13-14), đoạn từ “Thế mà hơn tám mươi năm nay” đến “vô cùng tàn nhẫn” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Nội dung đoạn này tập trung nói về vấn đề gì? Vì sao đoạn này được đặt kế tiếp đoạn trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1917 Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, rút ra nội dung chính Từ đó suy ra vai trò của đoạn trích với đoạn kế tiếp Lời giải chi tiết: Nội dung của đoạn văn trên tập trung vạch trần tội ác của thực dân Pháp, chỉ ra sự phi nhân đạo của chế độ bóc lột, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Đoạn văn này được đặt kế tiếp đoạn trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ có một ý đồ sâu sắc. Cách sắp xếp này tạo ra một mối liên hệ logic và tăng tính thuyết phục của lập luận mà tác giả mong muốn đưa ra. Trước đó, Bác đã dựa trên nền tảng tư tưởng tiến bộ: trích dẫn nguyên lý phổ quát về quyền con người từ hai bản Tuyên ngôn, khẳng định quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc là quyền tự nhiên của con người. Sau lại liên hệ ngay với Việt Nam, với những điều tàn ác, xấu xa mà thực dân Pháp đã gây ra với nước ta. Điều này giúp: + Tạo sự tương phản để tố cáo: giữa nguyên tắc lý thuyết mà Pháp và các nước phương Tây tuyên bố với hành động thực tế của họ khi thực hiện chính sách thực dân ở Việt Nam. + Khẳng định sự chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập: Hồ Chí Minh lập luận rẳng chúng ta không làm gì sai khi đấu tranh giành lại những quyền mà chính người Pháp đã thừa nhận là cơ bản và bất khả xâm phạm. + Chiến lược ngoại giao khéo léo: tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng Minh, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu các nước phương Tây không công nhận nền độc lập của Việt Nam, họ sẽ tự mâu thuẫn với chính những nguyên tắc mà họ đã đề ra, điều này sẽ làm giảm uy tín của họ trên trường quốc tế. Câu 2 Đoạn này được viết nhằm bác bỏ một luận điệu sai trái mà thực dân Pháp thường rêu rao. Dựa vào nội dung toàn văn bản và kiến thức lịch sử đã được học, hãy cho biết luận điệu sai trái đó là gì và sự cần thiết phải bác bỏ nó. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức lịch sử liên quan Lời giải chi tiết: Luận điệu sai trái mà thực dân Pháp thường rêu rao và bị Hồ Chí Minh bác bỏ trong Tuyên ngôn Độc lập chính là lập luận cho rằng họ đến Việt Nam để "khai hóa văn minh," nhằm "bảo hộ" và "giúp đỡ" người dân Việt Nam. Thực dân Pháp thường tự coi mình là người mang đến sự văn minh, tiến bộ cho các thuộc địa, biện minh cho việc xâm lược và thống trị các quốc gia khác bằng cách khẳng định họ đang giúp những vùng đất này phát triển. Sự cần thiết phải bác bỏ luận điệu này: + Vạch trần sự thật lịch sử: nêu rõ những hành động tàn ác, bất nhân của thực dân Pháp, từ việc bóc lột tài nguyên đến việc đàn áp, giết chóc dân thường, phơi bày bộ mặt thật sự của chế độ thực dân. + Khẳng định quyền tự quyết của dân tộc ta: Bác bỏ luận điệu “khao hóa văn minh”, chúng ta không cần sự “bảo hộ” của thực dân mà hoàn toàn có đủ khả năng tự quyết định tương lai của mình. + Xây dựng tính chính đáng cho Tuyên ngôn Độc lập: Việc bác bỏ này giúp tăng cường tính chính đáng của bàn Tuyên ngôn nước ta và cho thấy rằng cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam là chính đáng. + Phản bác dư luận quốc tế: Hồ Chí Minh đã gửi một thông điệp rõ ràng đến cộng đồng quốc tế, nhằm kêu gọi sự ủng hộ và công nhận nền độc lập của Việt Nam. Câu 3 Phân tích tầm khái quát vấn đề của tác giả được thể hiện qua đoạn văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, rút ra vấn đề được đề cập Lời giải chi tiết: Đoạn văn này không chỉ đơn thuần liệt kê những hành động cụ thể mà thực dân Pháp đã gây ra đối với dân tộc ta, mà còn thể hiện tầm khái quát sâu sắc của vấn đề. + Tổng kết bản chất của chế độ thực dân, Người khái quát bản chất của toàn bộ chế độ thực dân, coi đây là một hệ thống áp bức không chỉ đối với Việt Nam mà còn với các dân tộc khác trên thế giới. + Phê phán nền văn minh giả tạo của thực dân, bác bỏ luận điệu “khai hóa văn minh”, khái quát được sự đối lập giữa cái gọi là “nền văn minh” mà thực dân Pháp tự xưng. Từ đó, tác giả đặt vấn đề về đạo đức và tính chính nghĩa của các cuộc xâm lược thực dân nói chung. + Liên hệ với cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức + Khẳng định quyền tự quyết của dân tộc và nhấn mạnh tính chính đáng của cuộc kháng chiến. Câu 4 Sơ đồ hoá cấu trúc của mẫu câu chính được sử dụng trong đoạn văn bản và nêu nhận xét về việc tác giả lựa chọn mẫu câu này để biểu đạt ý tưởng, thái độ trước vấn đề được đề cập. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để phát hiện được mẫu câu được sử dụng nhiều trong đoạn văn bản Lời giải chi tiết: - Mẫu câu: “Chúng ... đã ... rồi lại” Việc sử dụng mẫu câu có cấu trúc lặp lại và chuỗi hành động liên tiếp trong đoạn văn vạch trần tội ác của thực dân Pháp đã được Hồ Chí Minh lựa chọn một cách khéo léo để nhấn mạnh tính tàn chất tàn bạo, có hệ thống của thực dân Pháp, đồng thời thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ và quyết liệt. Điều này không chỉ giúp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng mà còn tăng cường tính thuyết phục và gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Câu 5 Khi nghe hoặc đọc đoạn văn bản này, người tiếp nhận có thể nghĩ đến những đoạn nào trong một số tác phẩm nổi tiếng của văn học cổ điển Việt Nam? Lí do của sự liên hệ đó là gì? Phương pháp giải: Rút ra nội dung chính của đoạn văn bản Dựa vào kiến thức của bản thân hoặc tìm kiếm trên sách, báo,... để liên hệ đến những tác phẩm nổi tiếng Lời giải chi tiết: Khi đọc đoạn văn này, người tiếp nhận có thể nghĩ đến những đoạn thơ, văn nổi tiếng sau: - “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: được viết sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược. Tác phẩm này cũng vạch trần tội ác của giặc Minh, hể hiện sự phẫn nộ và quyết tâm của dân tộc trong việc chống lại sự áp bức. “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. ... Ai bảo thần dân chịu được?” - “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: Tác phẩm cũng vạch trần những nguy cơ và tội ác của quân địch, khơi dậy lòng căm thù và sự phẫn nộ đối với sự xâm lược Câu 6 Đánh giá về cách tác giả làm tăng tính khẳng định, phủ định trong đoạn văn bản. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật Lời giải chi tiết: Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ và cấu trúc câu để làm tăng tính khẳng định và phủ định, qua đó thể hiện rõ ràng lập trường của mình cũng như tạo ra sự thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. + Sử dụng các động tự mạnh và cấu trúc lặp lại + Khẳng định thông qua phủ định: khẳng định những tội ác của thực dân Pháp mà còn phủ định mạnh mẽ những luận điệu sai trái mà chúng đã rêu rao. + Nhấn mạnh tính toán diện và hệ thống của tội ác: Việc trình bày các hành động này một cách liên tục, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, làm cho tính phủ định đối với luận điệu của thực dân Pháp trở nên toàn diện hơn, không để lại kẽ hở cho bất kỳ sự biện minh nào. + Ngôn ngữ trực diện và không khoan nhượng: Tính khẳng định và phủ định được thể hiện qua sự dứt khoát và quyết liệt trong cách dùng từ, làm tăng thêm sức mạnh cho lập luận và khiến người đọc khó có thể phản bác. + Sự tương phản giữa thực tế và luận điệu.
Quảng cáo
|