Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 35 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tìm đọc 1 số vở kịch. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và 1 số yếu tố đặc trưng của bi kịch thể hiện trong văn bản đã đọc như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại, những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của em sau khi đọc văn bản bi kịch
Quảng cáo
Đề bài
Trả lời Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 35 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Tìm đọc 1 số vở kịch. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và 1 số yếu tố đặc trưng của bi kịch thể hiện trong văn bản đã đọc như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại, những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của em sau khi đọc văn bản bi kịch
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết
Nhật kí đọc sách
Ngày: 12/08/2024
Nhan đề văn bản: Vĩnh biệt Cửu trùng Đài
Tên tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Nhân vật chính trong vở kịch có phẩm chất yêu cái đẹp, luôn mong muốn hướng tới cái đẹp cái hoàn hảo, tạo giá trị cho cuộc đời.
Xung đột chính trong vở kịch là: Giữa cái đẹp và thực tế cuộc sống.
Chi tiết thú vị: Vũ Như Tô chỉ tập trung vào tác phẩm của mình không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.
Những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch
a. Mâu thuẫn thứ nhất:
- Mâu thuẫn: nhân dân lao động khốn khổ lầm than >< bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.
⇒ Mâu thuẫn vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành xung đột căng thẳng, gay gắt.
b. Mâu thuẫn thứ hai
+ Vũ Như Tô - Kiến trúc sư - nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời.
+ Mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao ⇒ Mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm ⇒ Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân
⇒ Đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch không lối thoát
Sự giải quyết mâu thuẫn, xung đột
- Giải quyết dứt khoát bằng cảnh quân nổi loạn đốt Cửu Trùng Đài, giết vua …
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích thiết thực của nhân dân: chưa được giải quyết .
→ Vũ Như Tô có tội hay công, chúng ta không trả lời được, tác giả mới chỉ nêu vấn đề
Nhân vật Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài khát khao say mê sáng tạo cái đẹp:
+ Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”
+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
+ Ban đầu, dù Lê Tương Dực dọa giết, Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài.
+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững → Khát khao cống hiến tài năng cho đất nước
+ Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức
- Vũ Như Tô là người không hám lợi: vua ban thưởng ông đã đem chia hết cho thợ
- Tuy nhiên, lí tưởng, ước mơ của ông hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân
→ Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai?
→ Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả nhưng lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.
→ Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn ra vào phút cuối khi mà ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá
Nhân vật Đan Thiềm
→ Vũ Như Tô mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài ⇒ Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình của Vũ Như Tô
- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.
- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.
- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ Như Tô, đau đớn khi không thể cứu được người tài.
Đan Thiềm là nhân vật sống chết hết mình vì cái tài, cái đẹp.
Tìm đọc 1 số văn bản nghị luận văn học. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản em đã đọc, những cách hiểu khác nhau của em và so với cách hiểu của tác giả văn bản nghị luận đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học