Giải Bài tập 1 Viết trang 35 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sốngLập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 số phương diện nổi bật của vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Chọn 1 ý của phần Thân bài và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Đề bài Trả lời Bài tập 1 Viết trang 35 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 số phương diện nổi bật của vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Chọn 1 ý của phần Thân bài và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh Phương pháp giải - Xem chi tiết - Đọc kĩ văn bản - Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn Lời giải chi tiết 1. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm. + William Shakespeare: tác giả tiêu biểu của văn học thời kì Phục hưng, người được mệnh danh là linh hồn của thời đại. + Tác phẩm của Shakespeare được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các vở kịch nối tiếp nhau ra đời: Hămlet (1601), Vua Lia (1605),... + Vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare là Romeo và Juliet. - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá. + Qua Romeo và Juliet, tác giả đã làm nổi bật được sức mạnh của tình yêu. + Đồng thời, tác phẩm cũng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch. 2. Thân bài a. Khái quát chung về thể loại - Khái niệm: Kịch bản văn học là một tác phẩm văn học, mang đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ (phân biệt với kịch - nghệ thuật sân khấu, biểu diễn). - Đặc trưng của kịch: xung đột và cách giải quyết xung đột, hành động kịch, ngôn ngữ kịch,… - Phân loại kịch dựa theo nội dung, ý nghĩa: hài kịch, bi kịch, chính kịch. → Romeo và Juliet là tác phẩm thuộc thể loại bi kịch, vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare. b. Phân tích, đánh giá - Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm + Tác phẩm làm nổi bật sức mạnh của tình yêu, một hiện tượng tâm lí, một thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống con người. + Xuyên suốt tác phẩm là tình yêu đẹp đẽ và trong sáng của nhân vật chính nhưng bi kịch ở chỗ: Romeo là con trai của dòng họ Môngtaghiu, còn Juliet lại là con gái của dòng họ Capiulet - hai dòng họ vốn có thù oán truyền kiếp không thể nào hóa giải. + Sức mạnh tình yêu, cái chết của Romeo và Juliet đã hóa giải và chấm dứt những mối hận thù truyền kiếp ấy. - Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm + Hành động kịch đa dạng, biến hóa. + Xây dựng nhân vật sinh động, chân thực + Ngôn ngữ kịch đặc sắc, vốn từ đồ sộ. 3. Kết bài - Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.
Chủ đề của vở kịch là tình yêu, đó là bản tình ca bất tử ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã chiến thắng oán thù và những thế lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở kịch xoay quanh mối tình của đôi trai gái thành Veron. Tình yêu của Romeo và Juliet là một tình yêu trong sáng, thơ mộng và mãnh liệt, thủy chung. Tình yêu đó rất mực giản dị, đời thường nhưng cũng rất cao thượng, đối lập với những dục vọng thấp kém. Romeo đã bất chấp mối thù truyền kiếp, vượt bức tường thành lễ giáo phong kiến. Juliet cũng không để cho những hận thù vô nghĩa ngăn cản, đã mạnh mẽ, dám bộc lộ tình yêu của mình, thứ tình yêu mãnh liệt mà duyên dáng, táo bạo mà thơ ngây. Vượt lên mọi ràng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng dám nói lên một cách thành thực tình yêu say đắm của mình: “Chàng Môngtaghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm,... ngờ em là kẻ trăng hoa”. Lời nói của Juliet cũng là lời tuyên ngôn của những người trẻ tuổi. Romeo và Juliet đã biết cách trân trọng từng khoảnh khắc ngắn ngủi mà quý giá khi gặp nhau và cũng sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lời thề chung thủy. Đồng thời, Romeo và Juliet đã cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt cho hạnh phúc và tình yêu chống lại những thành kiến và uy quyền của lễ giáo phong kiến.
Quảng cáo
|