Giải Bài tập 1 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (SGK, tr. 10 - 15) và trả lời các câu hỏi.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 1 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (SGK, tr. 10 - 15) và trả lời các câu hỏi.

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian. Điều này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian Vợ chàng Trương, đã đem lại giá trị to lớn về mặt nội dung, ý nghĩa cho tác phẩm. Văn bản viết về những con người bình thường mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Thông qua các nhân vật trung tâm, người đọc hoàn toàn có thể hình dung về những khó khăn, thử thách mà con người phải trải qua trong cuộc đời, đặc biệt là với người phụ nữ. Từ đó tạo sự gần gũi, thân thuộc và khơi gợi sự đồng cảm nơi bạn đọc

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Căn cứ vào văn bản, em hãy liệt kê những sự việc kể về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương từ khi được gả cho Trương Sinh đến khi trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Các sự kiện được kể theo trình tự nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Những sự việc kể về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương từ khi được gả cho Trương Sinh đến khi trẫm mình ở sông Hoàng Giang.

+ Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Được Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng ít hojcm mang một trăm lạng vàng xin cưới về

+ Sau khi lấy Trương Sinh, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không xảy đến bất hòa

+ Triều đình cử lính đi đánh giặc, Trương Sinh tuy nhà giàu nhưng không có học nên phải lên đường chinh chiến. Hai vợ chồng tiễn biệt nhau trong sự lo lắng, tiếc nuối, âu sầu

+ Vũ Nương sinh một đứa con trai, tên là Đản

+ Mẹ chồng vì nhớ thương con, lâm bệnh nặng mà qua đời dù cho Vũ Nương đã hết lòng chăm sóc

+ Trương Sinh về đến nhà, đứa trẻ quấy khóc không chịu nhận cha, Trương Sinh lên cơn ghen, hiểu lầm vợ có gian tình bên ngoài, về nhà trách mắng Vũ Nương, không nghe nàng giải thích

+ Vũ Nương không thể chứng minh sự trong sạch của bản thân, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn

- Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu 1 chi tiết kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Chi tiết kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chi tiết Vũ Nương và Phan Lang được Linh Phi cứu sống, ở dưới động rùa, Phan Lang hồi sinh về nhân gian. Việc tác giả sử dụng các chi tiết kì ảo làm cho câu chuyện trở nên huyền ảo, lung linh, thu hút sự tò mò của người đọc. Thấu tỏ được nỗi oan khuất của Vũ Nương, Linh Pi đã cứu nàng đưa về thủy cung. Sau này, Phan Lang gặp nạn, cũng được Linh Phi cứu. Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm, người ở hiền sẽ gặp lành. Đó là tiếng nói bênh vực con người của tác giả.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Chi tiết khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và “quả quyết đổi giọng:... tôi tất phải tìm về có ngày” có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Vũ Nương quyết tìm về bởi trong nàng vẫn canh cánh chuyện gia đình, tổ tiên, vẫn yêu thương, mong nhớ chồng con và đặc biệt nàng muốn rửa sạch nỗi oan khuất của bản thân để lấy lại danh dự, nhân phẩm, chứng minh tấm lòng trong sạch, sắt son của mình. Thông qua chi tiết này, tác giả càng làm rõ, nhấn mạnh hơn về chủ ề của tác phẩm, thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 4 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

Em hãy cho biết, hình ảnh núi Vọng Phu trong câu văn trên gợi nhắc đến điển tích, điển cố nào và việc sử dụng điển tích, điển cố đó có tác dụng gì.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh núi Vọng Phu trong câu văn trên gợi nhắc đến điển tích, điển cố: Hòn Vọng phu. Hòn Vọng phu là biểu tượng của sự thủy chung, nghĩa tình. Đó là câu chuyện nàng Tô Thị, ngày ngày lên núi ngóng trông chồng đến nỗi hóa đá, giữ trọn lòng thủy chung và tiết hạnh của mình.

- Tác dụng: Góp phần tô đậm thêm nỗi đau của Vũ Nương: xót xa khi nghĩ rằng ngay cả cái thân phận người đàn bà chờ chồng đến hóa đá như nàng Tô Thị, nàng cũng không mong có được vì đã mang tiếng xấu.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close