Giải bài tập 1 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 7 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thứcTrong đoạn trích, những đặc điểm nào của nhân vật Gia-ve (Javert) được tập trung khắc hoạ? Qua đó, bạn có ấn tượng gì về con người Gia-ve? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 39 – 40), đoạn từ “Từ ngày ông Ma-đơ-len gỡ cho Phăng-tin” đến “đến tận xương tuỷ của chị” và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. - Xác định các nhân vật có trong văn bản. - Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật. Lời giải chi tiết: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK có các nhân vật: Giăng Van-giăng, Gia-ve, Phăng-tin. Ngoài ra, còn có bà xơ Xem-pơ-lít – người chứng kiến mọi chuyện xảy ra trong những giây phút lâm chung của Phăng-tin. Mối quan hệ giữa các nhân vật này được thể hiện như sau: + Giăng Van-giăng với Gia-ve: Trước đoạn trích này, Giăng Van-giăng (mang tên Ma-đơ-len) là thị trưởng thành phố, còn Gia-ve chỉ là một viên thanh tra. Trong đoạn trích, không còn ông thị trưởng Ma-đơ-len nữa, mà chỉ là Giăng Van-giăng – người tù khổ sai bỏ trốn, bấy lâu bị truy nã, giờ đây sắp bị Gia-ve bắt để tống vào nhà giam. + Giăng Van-giăng với Phăng-tin: Phăng-tin từng là công nhân trong nhà máy của ông Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng), nhưng đã bị đuổi việc, rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát. Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng cảm thấy có bổn phận lương tâm với người đàn bà bất hạnh này. + Phăng-tin với Gia-ve: Phăng-tin từng bị Gia-ve bắt vào tù. Lần gặp lại này, Phăng-tin vô cùng sợ hãi. Việc Phăng-tin bị ngã đập đầu vào thành giường rồi qua đời có căn nguyên từ thái độ của Gia-ve. Câu 2 Trong đoạn trích, những đặc điểm nào của nhân vật Gia-ve (Javert) được tập trung khắc hoạ? Qua đó, bạn có ấn tượng gì về con người Gia-ve? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. - Chú ý từ ngữ miêu tả nhân vật Gia-ve. - Rút ra ấn tượng của bạn về con người Gia-ve. Lời giải chi tiết: Trong đoạn trích, nhân vật Gia-ve được khắc hoạ khá đậm nét từ bộ mặt, giọng hết cái nhìn đến hành động. Dù vậy Gia-ve cũng run sợ trước hành không quyết liệt, dứt khoát của Giăng Van-giăng. Nhân vật Gia-ve là một con người không có nhân tính, thể hiện quyền lực của một kẻ lạnh lùng, vô tình, tàn nhẫn. Câu 3 Phân tích phản ứng của Phăng-tin (Fantine) trước sự xuất hiện của Gia-ve. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. - Chú ý từ ngữ miêu tả Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện. - Phân tích phản ứng của Phăng-tin. Lời giải chi tiết: Sự xuất hiện của Gia-ve khiến Phăng-tin cảm thấy như gặp ác mộng. Cơn xúc động và sợ hãi lên đến tột cùng khi Phăng-tin chứng kiến cảnh Gia-ve thể hiện quyền uy trước ông thị trưởng bằng những hành động rất hung hăng, còn ông thị trưởng thì cúi đầu cam chịu. Cái chết của Phăng-tin như là một kết cục tất yếu của sự giáp mặt giữa chị với Gia-ve. Câu 4 Những yếu tố nào trong lời người kể chuyện tác động đến thái độ của người đọc đối với nhân vật Gia-ve? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. - Xem lại tri thức ngữ văn về người kể chuyện. - Rút ra những yếu tố tác động đến thái độ người đọc. Lời giải chi tiết: Trong lời kể, người kể chuyện thể hiện thái độ ác cảm rất rõ với Gia-ve qua cách xưng hô, từ ngữ được dùng để miêu tả, sự hoà nhập điểm nhìn của người kể chuyện với điểm nhìn của Phăng-tin khiến cho Gia-ve hiện ra như một hung thần, một ác quỷ. Điều này sẽ góp phần chi phối thái độ của người đọc đối với nhân vật Gia-ve. Câu 5 “Tôi biết là anh muốn gì rồi!” – đó là câu Giăng Van-giăng (Jean Valjean) nói với Gia-ve trong cuộc chạm trán hắn lần này. Vậy, Gia-ve muốn điều gì ở Giăng Van-giăng? Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Gia-ve đang ráo riết thực hiện điều hắn muốn? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền. - Chú ý hành động của Gia-ve. - Tìm những từ ngữ miêu tả hành động đó. Lời giải chi tiết: Trong đoạn trích, ta biết Giăng Van-giăng đã nằm trong tay Gia-ve sau bao nhiêu năm trốn truy nã. Giăng Van-giăng biết rõ rằng, Gia-ve đang nóng lòng bắt ông. Lời cầu khẩn của Giăng Van-giăng liên quan đến việc tìm con cho Phăng-tin bị Gia-ve bác bỏ, giễu cợt. Như vậy, Gia-ve đang ráo riết thực hiện việc bắt Giăng Van-giăng để tống vào nhà tù. Câu 6 “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy”. Trong câu trên, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang của câu là thành phần gì? Hãy nêu tác dụng của thành phần đó. Phương pháp giải: - Xem lại kiến thức về tiếng Việt. - Gọi tên được thành phần đặt giữa hai dấu gạch ngang trong câu. - Rút ra tác dụng của thành phần đó. Lời giải chi tiết: Trong câu “Giăng Van-giăng – từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi – đứng dậy!”, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang là thành phần chêm xen. Thành phần này xác nhận một thực tế: ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thành phố Mông-tơ-rơi – thực chất là Giăng Van-giăng, một người tù khổ sai.
Quảng cáo
|