Giải bài 6.1 trang 15 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

Tải về

Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất? A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy. B. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước. C. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc. D. Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

Đề bài

Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất?

A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy.

B. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước.

C. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc.

D. Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tính chất vật lí: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,…

- Tính chất hóa học: khả năng chất bị biến đổi thành chất khác: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác

Lời giải chi tiết

A: Khả năng bị cháy là tính chất hóa học => Sai

B: Khả năng tác dụng với nước là tính chất hóa học => Sai

C: Đúng

D: Khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy là tính chất hóa học => Sai

=> Đáp án C

Tải về

  • Giải bài 6.2 trang 15 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

    Tính chất nào dưới đây là tính chất hoá học của đường? A. Tan trong nước. B. Có màu trắng. C. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước. D. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng.

  • Giải bài 6.3 trang 16 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

    Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trong các câu sau: a) Tính tan trong nước là ...(1)... của muối ăn. b) Khả năng cháy trong oxygen là ...(2)... của than. A. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất vật lí. B. (1) tính chất hoá học, (2) tính chất hoá học. C. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hoá học. D. (1) tính chất hoá học, (2) tính chất vật lí.

  • Giải bài 6.4 trang 16 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

    Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. sự ngưng tụ. B. sự bay hơi. C. sự đông đặc D. sự nóng chảy.

  • Giải bài 6.5 trang 16 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

    Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh. B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng. D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.

  • Giải bài 6.6 trang 16 sách bài tập KHTN 6 – Cánh Diều

    Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu sắc, tính tan,...).

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close