Giải bài 5 trang 12 sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo Tập 2Tải vềNêu hai cách giải thích các phân số sau bằng nhau (dùng khái niệm bằng nhau và dùng tính chất) Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Đề bài Nêu hai cách giải thích các phân số sau bằng nhau (dùng khái niệm bằng nhau và dùng tính chất) a) \(\frac{{ - 15}}{{33}}\)và \(\frac{5}{{ - 11}};\) b) \(\frac{7}{{ - 12}}\) và \(\frac{{35}}{{ - 60}};\) c) \(\frac{{ - 8}}{{14}}\) và \(\frac{{12}}{{ - 21}}\) Phương pháp giải - Xem chi tiết Cách 1: Dùng định nghĩa bằng nhau: Nếu \(a.d = b.c\) thì \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) ( với \(a,b,c,d \ne 0\)) Cách 2: Dùng tính chất Có thể sử dụng tính chất 1 và tính chất 2. Lời giải chi tiết a) Cách 1: \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{5}{{ - 11}}\) vì \(( - 15).( - 11) = 33.5 = 165\) Cách 2: \(\frac{{ - 15}}{{33}} = \frac{{ - 15:( - 3)}}{{33:( - 3)}} = \frac{5}{{ - 11}}\) b) Cách 1: \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\) vì \(7.( - 60) = ( - 12).35 = - 420\) Cách 2: \(\frac{7}{{ - 12}} = \frac{{7.5}}{{\left( { - 12} \right).5}} = \frac{{35}}{{ - 60}}\) c) Cách 1: \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\) vì \(( - 8).( - 21) = 14.12 = 168\) Cách 2: \(\frac{{ - 8}}{{14}} = \frac{{ - 8:2}}{{14:2}} = \frac{{ - 4}}{7} = \frac{{\left( { - 4} \right).\left( { - 3} \right)}}{{7.\left( { - 3} \right)}} = \frac{{12}}{{ - 21}}\)
Quảng cáo
|