Giải bài 12 trang 128 vở thực hành Toán 8 tập 2Cho tam giác ABC không phải là tam giác vuông, có các đường cao BE, CF cắt nhau tại điểm H Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Đề bài Cho tam giác ABC không phải là tam giác vuông, có các đường cao BE, CF cắt nhau tại điểm H a) Giả sử ABC là tam giác nhọn. Chứng minh rằng ΔABE $\backsim $ ΔACF , từ đó suy ra ΔAEF $\backsim $ ΔABC b) Cho biết AB = 10 cm, BC = 15 cm và BE = 8 cm. Tính EF Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Xét tam giác vuông ABE (vuông tại E) và tam giác vuông ACF (vuông tại F) có góc A chung => ΔABE $\backsim $ ΔACF (c.g.c) b) Sử dụng các tỉ số đồng dạng của hai tam giác để tính EF Lời giải chi tiết
a) Khi tam giác ABC nhọn, ta có hình bên. Xét tam giác vuông ABE (vuông tại E) và tam giác vuông ACF (vuông tại F) có góc A chung nên ΔABE $\backsim $ ΔACF => $\frac{AB}{AC}=\frac{A\text{E}}{AF}$ Xét tam giác AEF và tam giác ABC có: A chung và $\frac{AB}{AC}=\frac{A\text{E}}{AF}$ => \(\Delta AEF\backsim \Delta ABC\)(c.g.c) Khi tam giác ABC là tam giác tù, chẳng hạn góc A tù hoặc góc B tù, tương ứng ta có hai hình sau (HS tự vẽ)
Chứng minh tương tự, ta thấy kết quả vẫn đúng. b) Theo định lí Pythagore, trong tam giác vuông ABE, ta có: \(A{{B}^{2}}=A{{E}^{2}}+B{{E}^{2}} \Rightarrow A{{E}^{2}}=A{{B}^{2}}-B{{E}^{2}} \\ ={{10}^{2}}-{{8}^{2}}=36\Rightarrow AE=6cm \) Theo kết quả câu a), ta có \(\Delta AEF\backsim \Delta ABC\Rightarrow \frac{EF}{AE}=\frac{BC}{AB}\Rightarrow EF=\frac{BC.AE}{AB}=\frac{15.6}{10}=9(cm)\) Trả lời: EF = 9cm.
Quảng cáo
|