Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu TrinhNhững năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam Quảng cáo
Mẫu 1 Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sông mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng chi sờn dụ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chống thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông, cái “địa ngục trần gian” này là nơi giam cầm, đoạ đày đã man những người yêu nước và đã có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bị đày đến địa ngục, Phan tự xác định: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Trong tư thế “đứng” ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất khuất vừa chủ động tự tin - Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục là tàn bạo của kẻ thù, dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là một người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí “làm trai” của người quân tử có phen được bộc lộ và thử thách. Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn vững vàng: Lừng lẫy làm cho lở núi non. Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí khí hào hùng lẫm liệt của kẻ “làm trai” có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mây trăm hòn. “Xách búa”, “ra tay” thể hiện tư thế chủ động; “đánh tan”, “đập bể” động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào cánh tay để “đập bể”, “đánh tan” cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát. Ba năm trời đằng đẵng Phan làm thân tù tội, chịu đựng biết bao đoạ đày “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù, nghìn năm ở ngoài). Nhưng thời gian (tháng ngày), gian nan (mưa nắng) cũng là hoàn cảnh để rèn luyện khí tiết người cách mạng. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng chi sờn dạ sắt son. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông “vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”, Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Nhật kí trong tù) Những thử thách khốc liệt của lao lù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lòng dạ càng thêm sáng ngời “sắt son” một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dấn, cứu nước. Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin: Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Phan tự ví mình là kẻ “vá trời”, lấp biển, mưu đồ sự nghiệp lớn lao. Người anh hùng có chí lớn, tin ở tài năng và nghị lực của mình nhưng chẳng may bị sa cơ, “lỡ bước”! Bị “lỡ bước” trên con đường tranh đấu đầy chông gai hiểm nạn là lẽ tất yếu, thường tình đối với ông. Người cách mạng sẵn sàng chấp nhận tù đày, xiềng gông kể cả việc phải hi sinh tính mạng. Nói chuyện tù tội, chết chóc mà lời thơ cứ tự nhiên, nhẹ nhàng: Gian nan chi kể việc con con! Ông xem đó chỉ là việc “con con”, không đáng kể, thái độ tư thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc, ung dung lạ thường, ở đây ta lại bắt gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí sĩ họ Phan: Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu. (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu) Kẻ thù dùng bạo lực, cực hình đày đọa để tiêu diệt lòng yêu nước, nhưng chúng đã lầm, sức mạnh tinh thần của những người yêu nước vô địch. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù”. Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc. (Trích Văn chọn lọc - SĐD) Mẫu 2 Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại. Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại. Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người. Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển. Xách búa đánh tan năm bảy đống Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù. Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng. Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc. Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do. Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là: Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân. Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|