Dựa vào hình 25 SGK, cho biết: Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Địa lí 6
Đề bài
Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:
+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?
+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
Lời giải chi tiết
- Vào ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có ngày dài suốt 24 giờ (ngày trắng), điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N đêm dài suốt 24 giờ (đêm trắng).
- Vào ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có đêm dài suốt 24 giờ (đêm trắng), điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N ngày dài suốt 24 giờ (ngày trắng).
Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.
- Vào ngày 22-6, điểm cực Bắc có ngày dài suốt 24h, điểm cực Nam có đêm dài suốt 24h. Vào ngày 22-12 thì ngược lại.
loigiaihay.com
-
Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau. Càng về về hai cực chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn và thay đổi theo mùa
-
Bài 1 trang 30 SGK Địa lí 6
Dựa vào hình 24 SGK, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12.
-
Bài 2 trang 30 SGK Địa lí 6
Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.
-
Bài 3 trang 30 SGK Địa lí 6
Dựa vào bảng sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?
-
Dựa vào hình 25 SGK, cho biết: Sự khác nhau của độ dài ngày, đêm tại các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Địa lí 6