Dựa vào bảng 2 (trang 11-12 sgk Địa lí 11), so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Rút ra nhận xét.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 12 SGK Địa lí 11

Đề bài

Dựa vào bảng 2 (trang 11-12 sgk Địa lí 11), so sánh số dân và  GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Rút ra nhận xét.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- So sánh:

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có số dân đông nhất (2648,0 triệu người) và GDP lớn nhất (23008,1 tỉ USD).

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) và Liên minh châu Âu (EU) có số dân khá đông (435,7 và 459,7 triệu người), GDP cũng khá lớn (13323,8 tỉ USD và 12690,5 tỉ USD).

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có số dân khá đông tuy nhiên GDP vẫn còn thấp (799,9 tỉ USD).

+ Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR) có dân số ít và GDP đồng thời cũng khá thấp (776,6 tỉ USD).

- Kết luận:

 Các tổ chức liên kết trên thế giới có sự phát triển chưa đồng đều:

 + Tổ chức liên kết phát triển lớn mạnh nhất chủ yếu thuộc khu vực châu Âu (EU), khu vực Bắc Mĩ, Đông Á và ven Thái Bình Dương (APEC). Đây là khu vực tập trung các quốc gia phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản…

+ Các tổ chức phát triển với quy mô nhỏ hơn thuộc khu vực các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, Nam Mĩ (ASEAN, MERCOSUR).

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay

  • Bài 1 trang 12 SGK Địa lí 11

    Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

  • Bài 2 trang 12 SGK Địa lí 11

    Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

  • Bài 3 trang 12 SGK Địa lí 11

    Xác định các nước thành viên của tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR trên bản đồ “Các nước trên thế giới”.

  • Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

    Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,...

  • Xu hướng khu vực hóa kinh tế

    Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại,