Đọc hiểu - Đề số 50 - THPTGiải bài tập Đọc hiểu - Đề số 50, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
VB1 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn Đã bước dưới mặt trời cách mạng. Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp! Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng. Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt! Ta đi tới, không thể nào chia cắt Mục Nam quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu Bắc nam liền một biển Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một Thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam! (Tố Hữu, Ta đi tới, trích Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ nào? (0,25 điểm) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất. (0,5 điểm) Câu 3. Câu thơ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” nhắc đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Cảm xúc của tác giả khi nhắc đến sự kiện lịch sử này là gì? (0,5 điểm) Câu 4. Theo em, nhân vật trữ tình “ta” trong đoạn thơ là ai? (0,25 điểm) Lời giải chi tiết: Câu 1. Thể thơ tự do. Câu 2. Chỉ ra phép nhân hóa/ hoán dụ “bàn chân một dân tộc” hoặc điệp ngữ “những bàn chân” => Nhấn mạnh sự vững vàng và sức mạnh tiến công của dân tộc ta. Câu 3. Câu thơ nhắc đến sự kiện chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954) Cảm xúc của tác giả: niềm tự hào, tình cảm ngợi ca chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. Câu 4. Nhân vật trữ tình "ta" có thể hiểu là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt. VB2 2. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8: 19.5.1970 Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) Câu 5. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trong đoạn văn có những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 6. “Lí tưởng” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? (0,25 điểm) Câu 7. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh/chị xúc động nhất? (0,25 điểm) Câu 8. Anh/ chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (trình bày trong khoảng 7 dòng) (0,5 điểm) Lời giải chi tiết: Câu 5. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả, tự sự. Câu 6. Lí tưởng mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến là lí tưởng hi sinh tuổi xanh lên đường chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 7. Học sinh phát biểu cảm xúc, có thể là về nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ Hà Nội, nhớ miền Bắc dồn nén, cảm xúc về Hà Nội của một cô gái trẻ… Câu 8. Các ý chính: - Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc. - Thế hệ sau nể phục và biết ơn với các thế hệ đã quên mình, hi sinh để có Tổ quốc, cuộc đời hôm nay. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|