Đề thi kì 2 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Phòng GD & ĐT Phú GiáoGiải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Phòng GD & ĐT Phú Giáo với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Đề bài I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3: Em hiểu nội dung chính của đoạn trích trên như thế nào? Câu 4: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác? II. PHẦN TIẾNG VIỆT Cho đoạn thơ: Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng (Theo Tố Hữu, Trích Người con gái Việt Nam) Câu 1: Chỉ và gọi tên biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn thơ. Câu 2: Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. III. PHẦN LÀM VĂN Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
……………Hết…………… Lời giải chi tiết I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1. *Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ. *Cách giải: - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 2. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) *Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 3. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích. *Cách giải: - Nội dung: sự giản dị của Bác trong lối sống sinh hoạt. Câu 4. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra bài học. *Cách giải: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được lối sống giản dị, tiết kiệm và hài hòa với thiên nhiên từ Bác. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1. *Phương pháp: Căn cứ vào bài học Liệt kê. *Cách giải: - Biện pháp tiêu biểu: liệt kê. - Các chi tiết liệt kê trong đoạn: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung (liệt kê các hình thức tra tấn dã man của bọn giặc đối với các chiến sĩ của ta). Câu 2. *Phương pháp: Căn cứ vào bài học Liệt kê. *Cách giải: - Tác dụng: + Làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, tăng giá trị biểu đạt. + Nhấn mạnh sự kiên cường của đồng chí anh hùng cách mạng, dù bị bao hình thức tra tấn vẫn không sờn lòng và đầu hàng giặc. III. PHẦN LÀM VĂN *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận,…) để tạo lập văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều...” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. (Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung) - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, … d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|