Đề thi học kì 2 môn sử lớp 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Phú LươngGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn sử lớp 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT Phú Lương với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Mã đề: 002 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Đức, Liên Xô, Anh. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Italia, Hunggari, Áo. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Câu 2: Nội dung nào không phải lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định năm 1859? A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng. B. Gia Định không có quân triều đình đóng. C. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi. D. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn. Câu 3: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là A. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản. B. địa chủ phong kiến và tư sản. C. địa chủ phong kiến và nông dân. D. công nhân và nông dân. Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc với A. sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. C. sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. D. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Câu 5: Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào? A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ. C. Khai thác mỏ. D. Luyện kim và cơ khí. Câu 6: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì? A. Liên minh các nước thực dân. B. Liên minh các nước tư bản dân chủ. C. Liên minh các nước phát xít. D. Liên minh các nước thuộc địa. Câu 7: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào? A. “Đánh chắc, tiến chắc”. B. “Chinh phục từng gói nhỏ”. C. “Đánh lâu dài”. D. “Chinh phục từng địa phương”. Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, với sự kiện khởi đầu là A. quân đội Đức tấn công Ba Lan. B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. C. Đức tấn công Anh, Pháp. D. Đức tấn công Liên Xô. Câu 9: Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh. C. hậu quả của nó đối với nhân loại. D. tính chất của chiến tranh. Câu 10. Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra A. xu hướng thân thiết với Pháp trong triều đình. B. phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng”. C. điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam. D. kinh tế Việt Nam phát triển và hợp tác với phương Tây. Câu 11. Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng tôn giáo nào như là một công cụ xâm lược? A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Hồi giáo. D. Bàlamôn giáo. Câu 12: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. B. Phương thức bóc lột phong kiến. C. Phương thức bóc lột thực dân. D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. Câu 13: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô từ phòng thủ sang tấn công trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là A. trận Matxcơva. B. trận Cuốcxcơ. C. trận Xtalingrat. D. trận công phá Béclin. Câu 14: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là A. đòi quyền lợi kinh tế. B. đòi quyền lợi giai cấp. C. đòi quyền lợi dân tộc. D. đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 15: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ A. tầng lớp tư sản. B. giai cấp nông dân. C. tầng lớp tiểu tư sản. D. giai cấp địa chủ phong kiến. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). So với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có điểm gì giống và khác nhau? Câu 2: (2 điểm) Nêu những chuyển biến về xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 90. Cách giải: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước Đức, Italia, Nhật Bản. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 109, loại trừ. Cách giải: Năm 1859, sau 5 tháng bị giam chân ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp quyết định chuyển hướng tấn công Gia Định. Nguyên nhân: Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Campuchia một cách dễ dàng. Chiếm được Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn,... Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 138-139, suy luận. Cách giải: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. Trong và sau cuộc khai thác, hai giai cấp này bị phân hóa, xuất hiện các giai tầng mới là: tư sản, tiểu tư sản và công dân. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 101. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 137. Cách giải: Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam,... Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 90, suy luận. Cách giải: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là sự liên minh các nước phát xít, gồm các nước Đức, Italia, Nhật Bản. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 110. Cách giải: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh “Chinh phục từng gói nhỏ”. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk trang 93. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với sự kiện khởi đầu là quân đội Đức tấn công Ba Lan ngày 1 - 9 - 1939. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là tính chất của chiến tranh. - Đáp án A loại: cả hai cuộc chiến tranh đều bùng nổ do nguyên nhân sâu xa chung là mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thị trường và thuộc địa. - Đáp án B loại: kẻ chủ mưu phát động chiến tranh trong chiến tranh thế giới thứ nhất là các nước Đức, Áo – Hung, Italia; trong chiến tranh thế giới thứ hai là phe phát xít: Đức, Italia, Nhật Bản. Điểm chung là đều do Đức đứng đầu và phát động chiến tranh. - Đáp án C loại: cả hai cuộc chiến đều để lại cho nhân loại hậu quả nặng nề. - Đáp án D chọn: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Còn tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển sang là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới sau khi Liên Xô tham chiến. => Đây là điểm khác giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: phân tích, nhận xét. Cách giải: Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam. Sau khi nhận sự giúp đỡ của Pháp, nhà Nguyễn khó tránh khỏi những ràng buộc nhất định với Pháp. Dù các đời vua nhà Nguyễn đã cố gắng khước từ quan hệ với Pháp, nhưng đây cũng là lý do để Pháp can thiệp vào Việt Nam. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: phân tích, nhận xét. Cách giải: Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng Thiên chúa giáo như là một công cụ xâm lược. Lấy lý do truyền đạo, tư bản Pháp đã chuẩn bị và tiến hành kế hoạch xâm chiếm thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk trang 138. Cách giải: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến. Chọn: B Câu 13. Phương pháp: sgk trang 97. Cách giải: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô từ phòng thủ sang tấn công trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là trận Xtalingrat. Chọn: C Câu 14. Phương pháp: sgk trang 139. Cách giải: Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của họ là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc). Chọn: A Câu 15. Phương pháp: sgk trang 139, suy luận. Cách giải: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ giai cấp nông dân. Dưới cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp nông dân bị bần cùng và phân hóa. Họ đến làm thuê trong các hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp,... => hình thành giai cấp công nhân. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: sgk trang 90-92, suy luận. Cách giải: * Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai: - Nguyên nhân sâu xa: + Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Các nước muốn tiến hành một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới. - Nguyên nhân trực tiếp: + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. + Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. * So sánh về nguyên nhân với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): - Điểm giống: Đều bùng nổ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh (nguyên nhân sâu xa). - Điểm khác:
Câu 2. Phương pháp: sgk trang 138-139, suy luận. Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam: các giai cấp cũ bị phân hóa (nông dân, địa chủ phong kiến), xuất hiện các giai tầng mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). - Thứ nhất, giai cấp địa chủ phong kiến: + Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. + Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp. - Thứ hai, giai cấp nông dân: + Khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. + Họ bị mất đất, đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc => trở thành giai cấp công nhân. + Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn. - Thứ ba, giai cấp công nhân: + Xuất thân từ giai cấp nông dân, làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp,… số lượng ngày càng đông đảo, sống tập trung. + Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. - Thứ tư, tầng lớp tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản,… là những lớp người đầu tiên của giai cấp tư sản Việt Nam. - Thứ năm, tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước. Loigiaihay.com Quảng cáo
|