Đề thi học kì 1 môn sử lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Sao Đỏ - Chí Linh- Hải Dương

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 9 năm 2020- 2021 của trường THCS Sao Đỏ - Chí Linh-với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

ĐỀ BÀI

Câu 1 (5.0 điểm):

Hãy làm rõ sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân? Theo em, Việt Nam có thế học tập được những bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

Câu 2 (2.5 điểm):

Hội nghị I-an-ta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? Những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta và hệ quả của các quyết định đó?

Câu 3 (2.5 điểm):

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Theo em, để khắc phục những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, Việt Nam cần phải làm gì?

Lời giải chi tiết

 

Câu 1

Phương pháp: dựa vào sgk trang 37 để trả lời.

Cách giải:

*Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được thể hiện:

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 50 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)...

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5%.

- Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.

*Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm:

 -Những cải cách dân chủ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới như cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp mới… đã tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.

- Có điều kiện quốc tế thuận lợi: Sự phát triển chung của kinh tế thế giới, những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, được Mĩ bảo đảm an ninh nên chi phí quốc phòng thấp,…

*Liên hệ:

- Việt Nam cần chú trọng vào giáo dục để phát triển con người.

- Áp dụng những tiến bộ khoa học-kĩ thuật để đi tắt đón đầu.

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hội nghị Ianta

Cách giải:

*Hoàn cảnh

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).
*Nội dung hội nghị

Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.

Ở châu Á:

Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.

Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.

Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.


Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

*Hệ quả:

-Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Câu 3

Phương pháp:Dựa vào hướng dẫn của giáo viên kết hợp đọc sách báo và các kênh thông tin

Cách giải:

*Tác động:

Cách mạng khoa học-kĩ thuật,… cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới.

Cách mạng khoa học-kĩ thuật,… đã đứa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.

Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực. Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, dịch bệnh… đang đe dọa cuộc sống của toàn nhân loại.

*Liên hệ:

-Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

- Đảng và Nhà nước cần đưa ra những chính sách đầu tư phù hợp, áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật để đi tắt đón đầu.

- Nâng cao đào tạo ở các ngành nghề để nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường, tuyên truyền bảo vệ rừng,…

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close