Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2020 - 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2020- 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
Phần I: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Từ nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, Việt Nam có thể vận dụng được bài học kinh nghiệm là
A.mở cửa thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
B.đào tạo con người có trình độ kĩ thuật cao.
C.tập trung phát triển công nghiệp nhẹ.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế
Câu 2: Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ có đặc điểm
A.bước đầu phát triển công nghiệp nặng
B.gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Tây Âu.
C.bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D.trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 3: Điểm giống nhau trong các chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là
A.tập trung phát triển kinh tế với Tây Âu.
B.coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất.
C.chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.
D.thực hiện chiến lược toàn cầu.
Câu 4: Trong giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu
A.chiến lược toàn cầu của Mĩ thất bại.
B.chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C.chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai sụp đổ.
D.thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 5: Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị (30-08-1945) chứng tỏ
A.cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu thắng lợi.
B.kẻ thù duy nhất của dân tộc Việt Nam đã gục ngã.
C.chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
D.thời cơ cách mạng chín muồi trên cả nước.
Câu 6: Giai cấp nào ở Việt Nam sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản?
A.Giai cấp nông dân.
B.Giai cấp tiểu tư sản.
C.Giai cấp tư sản.
D.Giai cấp công nhân.
Câu 7: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng
A.dân chủ tư sản
B.vô sản
C.quân chủ lập hiến.
D.phong kiến.
Câu 8: Một trong những nội dung cơ bản của “Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật” (9-1951) là
A.Mĩ viện trợ kinh tế cho Nhật Bản.
B. Mĩ giúp Nhật Bản giải tán các Daibatxu.
C.Mĩ xây dựng căn cứ quân sự giữa Mĩ-Nhật.
D.tạo thế cân bằng quân sự giữa Mĩ và Nhật.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu (1950-1973) là
A.con người là vốn quý nhất.
B.lãnh thổ giàu tài nguyên.
C.tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
D.chi phí quốc phòng thấp.
Câu 10: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở những địa phương nào đã tác động mạnh đến những địa phương trong cả nước?
A.Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương.
B.Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
C.Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế.
D.Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định.
Câu 11:Trong nửa sau thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã mở đầu cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
A.Tổ chức Hiệp ước Vacsava thành lập (5-1955).
B.Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman (3-1947).
C.Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san.
D.Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời (4-1949).
Câu 12: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là báo
A.An Nam trẻ.
B.Thanh niên.
C.Chuông rè.
D.Nhân dân.
Câu 13: Điểm giống nhau của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930) là về
A.chủ trương xây dựng chính quyền.
B.hình thức tập hợp lực lượng.
C.nhiệm vụ trước mắt.
D.chủ trương giải quyết các vấn đề dân tộc tự quyết.
Câu 14: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là?
A.Mĩ
B.Nhật Bản.
C.Pháp
D. Anh.
Câu 15: Liên minh quân sự của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là
A.Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO).
B.Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO).
C.Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
D.Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 16: Từ năm 1973 đến năm 1991, nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là tăng cường quan hệ với các nước
A.Đông Nam Á.
B.Đông Bắc Á.
C.Tây Âu.
D.Đông Âu.
Câu 17: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, tại Đông Dương, thực dân Pháp đã
A. câu kết với Trung Hoa Dân quốc đàn áp cách mạng.
B. Từng bước trao quyền tự trị cho nhân dân Đông Dương.
C.thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
D.lập ngân hàng Đông Dương để nắm quyền chỉ huy kinh tế.
Câu 18: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ (1991-2000) không thực hiện mục tiêu cơ bản nào?
A.Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
C.Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp các nước.
D.Khôi phục sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
Câu 19: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt là đánh đổ
A.đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
B.đế quốc và phong kiến, lập chính phủ công,nông,binh.
C.phong kiến và đế quốc, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
D. tư sản phản cách mạng, cải thiện dân sinh, dân chủ.
Câu 20: Từ năm 1945 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của nước nào ở Tây Âu luôn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A.Anh
B.Phần Lan
C.Thụy Điển
D.Pháp.
Phần II:Tự luận (5 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931.
Câu 2 (2,0 điểm)
Hoàn thành khái quát về đặc điểm của phong trào dân chủ 1936-1939.
Đặc điểm |
Nội dung |
Nhiệm vụ trước mắt |
|
Lãnh đạo |
|
Lực lượng tham gia |
|
Phương pháp, hình thức đấu tranh |
|
Lời giải chi tiết
I-TRẮC NGHIỆM
1B |
2D |
3D |
4D |
5C |
6D |
7B |
8C |
9C |
10B |
11B |
12B |
13C |
14A |
15D |
16A |
17C |
18A |
19A |
20A |
Câu 1
Phương pháp: xem lại bài Nhật Bản sgk trang 55, suy luận
Cách giải:
Nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì mà Việt Nam có thể học tập được đó là Nhật Bản chú trọng đào tạo con người, coi con người là vốn quý nhất.
Chọn B
Câu 2
Phương pháp: xem lại bài nước Mĩ sgk trang 42
Cách giải:
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới
Chọn D
Câu 3
Phương pháp: xem lại bài Mĩ, suy luận
Cách giải:
Điếm giống nhau trong cách chính sách đối ngoại của Mĩ đó chính là chiến lược toàn cầu với âm mưu biến thành bá chủ thế giới.
Chọn D
Câu 4
Phương pháp: xem lại bài Tây Âu
Cách giải:
Trong giai đoạn 1950-1972, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp và Hà Lan đã được trao trả độc lập đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.
Chọn D
Câu 5
Phương pháp: xem lại bài cách mạng tháng Tám
Cách giải:
Sự kiện Bảo Đại thoái vị chứng tỏ chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, chấm dứt hơn ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến, mở ra một kỉ nguyên mới.
Chọn C
Câu 6
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Giai cấp công nhân ở Việt Nam là giai cấp sớm giác ngộ trào lưu của cách mạng vô sản.
Chọn D
Câu 7
Phương pháp: xem lại bài phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Cách giải:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức theo khuynh hướng vô sản, là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuẩn bị về mặt tư tưởng và lực lượng cho sự ra đời của Đảng.
Chọn B
Câu 8
Phương pháp: xem lại bài Nhật Bản, suy luận
Cách giải:
Tháng 9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết, theo đó Nhật Bản để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Chọn C
Câu 9
Phương pháp: xem lại bài Tây Âu, suy luận
Cách giải:
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước ở Tay Âu (1950-1973) là tận dụng tốt các cơ hội ở bên ngoài.
Chọn C
Câu 10
Phương pháp: xem lại bài Tổng khởi nghĩa tháng Tám, suy luận
Cách giải:
Thắng lợi ở các địa phương Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động mạnh đến những địa phương trong cả nước đây được coi là những trung tâm lớn của ba miền Bắc Trung Nam..
Chọn B
Câu 11
Phương pháp: xem lại bài quan hệ quốc tế, suy luận
Cách giải:
Sự kiện được coi là mở đầu cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản củ nghĩa và xã hội củ nghĩa đó là Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman (3-1947) sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
Chọn B
Câu 12
Phương pháp: xem lại bài Mĩ, suy luận
Cách giải:
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên , ra số đầu tiên ngày 21-6-1925, đây cũng được coi là ngày Báo Chí Việt Nam
Chọn B
Câu 13
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 88, suy luận
Cách giải:
Điểm giống nhau của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930) là về nhiệm vụ trước mắt.
Chọn C
Câu 14
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 88, suy luận
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Chọn A
Câu 15
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 59, suy luận
Cách giải: Liên minh quân sự của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chọn D
Câu 16
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 57, suy luận
Cách giải: Từ năm 1973 đến năm 1991, nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Chọn A
Câu 17
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 77, suy luận
Cách giải: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc đia lần thứ hai.
Chọn C
Câu 18
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 45, suy luận
Cách giải: Mục tiêu cơ bản của Chiến lược “Cam kết và mở rộng” đó là:
1.Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sang chiến đấu; 2. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; 3. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Chọn A
Câu 19
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 104, suy luận
Cách giải:Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 xác định nhiệm vụ mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Chọn A
Câu 20
Phương pháp: xem lại bài sgk Lịch sử 12 trang 50, suy luận
Cách giải: Từ năm 1945 đến năm 2000, Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Chọn A
Phần II:Tự luận (5 điểm)
Câu 1
Phương pháp: Xem lại SGK lịch sử 12, trang 94, suy luận.
Cách giải:
- Phong trào cách mạng 1930 đến 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 đã kế tục được truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta.
- Đồng thời, phong trào này cũng đã giáng một đòn quyết định, trực tiếp vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai đã áp bức bóc lột nhân dân.
- Bên cạnh đó, phong trào cách mạng thời kỳ 30 – 31 cũng thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng giúp cho giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với nhau và với các tầng lớp khác để lật đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai.
- Đặc biệt, phong trào 30 – 31 cũng là cuộc tổng tập dượt đầu tiên của toàn Đảng, toàn dân ta để chuẩn bị cho sự thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Tám sau này.
- Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực và căn bản cho nhân dân:
- Về kinh tế: Người dân được chia ruộng đất, bắt địa tô phải bỏ tô chính, giảm tô phụ cũng như các loại thuế của phong kiến và thực dân.
- Về chính trị: Người dân được quyền thực dân chủ và tự do, lập những tổ chức quần chúng, các đội tự vệ đỏ hay tòa án nhân dân cũng được thành lập => Từ đó giúp tuyên truyền và giáo dục ý thức chính trị cho người dân.
- Quân sự: Phong trào CM 1930 đến 1931 giúp mỗi làng có được đội tự vệ vũ trang, điều này trước đây chưa từng có.
- Văn hóa và xã hội: Phong trào cách mạng 1930 đến 1931 giúp phát động phong trào sống mới, bài trừ mê tín dị đoan cùng những hủ tục lạc hậu tốn kém, đồng thời cũng giúp mở các lớp chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó, trật tự xã hội cũng được đảm bảo và hạn chế nạn trộm cướp hoành hành.
Câu 2
Phương pháp: Xem lại SGK lịch sử 12, trang 99, suy luận.
Cách giải:
Đặc điểm |
Nội dung |
Nhiệm vụ trước mắt |
Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. |
Lãnh đạo |
Đảng Cộng sản Đông Dương |
Lực lượng tham gia |
Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp.Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu. |
Phương pháp, hình thức đấu tranh |
Kết hợp công khai và bán công khai, hợp pháp và bất hợp pháp. |
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay
-
Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2020 - 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Nam Định
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2020- 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
-
Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bắc Giang
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Bắc Giang với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
-
Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Đà Nẵng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
-
Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
-
Đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Nam Định
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Nam Định với cách giải nhanh và chú ý quan trọng