Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?

  • A

    Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

  • B

    Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

  • C

    Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Câu 2 :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại.
       

  • B

    Theo không gian, thời gian khi vào lăng.
       

  • C

    Từ hiện tại trở về quá khứ.
       

  • D

    Đáp án A và C.

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần khởi ngữ:

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

 

Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A

    So sánh
        

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Điệp từ

  • D

    Hoán dụ

Câu 5 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Câu 6 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

  • B

    Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.

  • C

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.

  • D

    Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

Câu 7 :

Thành phần gọi – đáp trong câu sau có ý nghĩa gì?
“Lan ơi! Tớ có chuyện rất gấp muốn nói với cậu!”

  • A

    Tạo lập quan hệ giao tiếp.

  • B

    Duy trì quan hệ giao tiếp.

  • C

    Kết thúc quan hệ giao tiếp.

  • D

    Cả 3 phương án trên.v

Câu 8 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

  • A

    Tự sự

  • B

    Nghị luận
       

  • C

    Miêu tả
     

  • D

    Biểu cảm

Câu 9 :

Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?

  • A

    Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
       

  • B

    Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống
       

  • C

    Là những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có
       

  • D

    Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Câu 10 :

Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

  • A

    Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
       

  • B

    Trời ơi, chỉ còn năm phút!
       

  • C

    Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
      

  • D

    Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đề bài “Suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ thích khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh tự sướng để tung lên mạng xã hội. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.” Có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

A. Có

B. Không

Câu 12 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A

    Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc

  • B

    Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

  • C

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D

    Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Câu 13 :

Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    So sánh
       

  • B

    Ẩn dụ
       

  • C

    Hoán dụ
       

  • D

    Nhân hóa

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?

A. Đúng

B. Sai

Câu 15 :

Cho đề bài sau: “Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A

    Giới thiệu hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.

  • B

    Giới thiệu hiện tượng sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách.

  • C

    Giới thiệu hiện tượng nghiện game của các bạn trẻ.

  • D

    Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Câu 16 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A

    Khái niệm lòng biết ơn.
       

  • B

    Đặc điểm của lòng biết ơn.
      

  • C

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.
       

  • D

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Câu 17 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A

    Quảng Bình

  • B

    Quảng Trị

  • C

    Thừa Thiên Huế

  • D

    Đà Nẵng

Câu 18 :

Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A

    Thành phần trạng ngữ
      

  • B

    Thành phần bổ ngữ

       

  • C

    Thành phần biệt lập tình thái
       

  • D

    Thành phần biệt lập cảm thán

Câu 19 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

  • A

    Năm 1974
       

  • B

    Năm 1976
       

  • C

    Năm 1977
       

  • D

    Năm 1975

Câu 20 :

Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A

    Tôi rất yêu cha mẹ tôi!

  • B

    Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.

  • C

    Mẹ tôi là một nông dân.

  • D

    Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.

Câu 21 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Câu 22 :

Hành trang có nghĩa là gì?

  • A

    Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
      

  • B

    Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
       

  • C

    Những vật dụng mang theo khi đi xa
       

  • D

    Những vật trang trí trong nhà

Câu 23 :

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thành công với nghệ thuật gì?

  • A

    Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên

  • B

    Lối viết giàu hình ảnh

  • C

    Sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 24 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B

    Sống là cống hiến.

  • C

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Câu 25 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
     

  • B

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
       

  • C

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
       

  • D

    Vì cả 3 lí do trên

Câu 26 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn
người.

 

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chính nào?

  • A

    Chứng minh
      

  • B

    Giải thích
       

  • C

    Phân tích
      

  • D

    Tổng hợp

Câu 27 :

Cho đoạn văn sau:

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Đoạn văn trên nghị luận về hiện tượng gì?

  • A

    Hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ ngày nay

  • B

    Hiện tượng nói tục chửi thề

  • C

    Vấn nạn bạo lực học đường

  • D

    Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm hiện nay.

Câu 28 :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?

  • A

    Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ
       

  • B

    Hành động chậm chạp, lười biếng
       

  • C

    Hành động cẩu thả, qua loa
       

  • D

    Hành động chậm chễ, thiếu tính toán

Câu 29 :

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A

    Giận dữ

  • B

    Buồn chán

  • C

    Thất vọng

  • D

    Đau xót

Câu 30 :

Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?

  • A

    Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người
       

  • B

    Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội
       

  • C

    Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ
       

  • D

    Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?

  • A

    Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

  • B

    Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

  • C

    Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.

  • D

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 2 :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự nào?

  • A

    Từ quá khứ đến hiện tại.
       

  • B

    Theo không gian, thời gian khi vào lăng.
       

  • C

    Từ hiện tại trở về quá khứ.
       

  • D

    Đáp án A và C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của Viếng lăng Bác diễn ra theo trình tự không gian và thời gian đi vào lăng viếng Bác.

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần khởi ngữ:

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Đáp án

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

+ Câu A không có khởi ngữ.
+ Câu B có khởi ngữ “với chúng tôi”.
+ Câu C có khởi ngữ “hiểu”.
+ Câu D có khởi ngữ “môn toán”.
+ Câu E có khởi ngữ “kì thi này”.

Đáp án:
+ A: sai
+ B: đúng
+ C: đúng
+ D: đúng
+ E: đúng.

Câu 4 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

 

Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A

    So sánh
        

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Điệp từ

  • D

    Hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm các biện pháp tu từ

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
- Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Điệp từ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

Lời giải chi tiết :

câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa :


Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Câu 5 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.

Câu 6 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

  • B

    Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.

  • C

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.

  • D

    Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi vận dụng suy nghĩ các dạng đề

Lời giải chi tiết :

- A, B, D đều thuộc dạng đề Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Câu 7 :

Thành phần gọi – đáp trong câu sau có ý nghĩa gì?
“Lan ơi! Tớ có chuyện rất gấp muốn nói với cậu!”

  • A

    Tạo lập quan hệ giao tiếp.

  • B

    Duy trì quan hệ giao tiếp.

  • C

    Kết thúc quan hệ giao tiếp.

  • D

    Cả 3 phương án trên.v

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lý thuyết thành phần gọi – đáp.

Lời giải chi tiết :

câu văn trên có thành phần gọi “Lan ơi” nhằm mục đích tạp lập quan hệ giao tiếp.

Câu 8 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

  • A

    Tự sự

  • B

    Nghị luận
       

  • C

    Miêu tả
     

  • D

    Biểu cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm các loại văn bản.

Lời giải chi tiết :

- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.
- Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
- Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.
- Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

Câu 9 :

Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?

  • A

    Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
       

  • B

    Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống
       

  • C

    Là những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có
       

  • D

    Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến nói về những gì đẹp nhất của mùa xuân.

Câu 10 :

Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

  • A

    Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
       

  • B

    Trời ơi, chỉ còn năm phút!
       

  • C

    Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
      

  • D

    Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần cảm thán.

Lời giải chi tiết :

Thành phần cảm thán dùng bộc lộ tâm lí người nói (mừng, vui, buồn, giận…) nên thường đi kèm với các từ ngữ “chao ôi”, “trời ơi”, “ôi” …
=>  Câu C không bộc lộ tâm lí, cảm xúc.

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đề bài “Suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ thích khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh tự sướng để tung lên mạng xã hội. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.” Có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

A. Có

B. Không

Đáp án

A. Có

B. Không

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi suy ra câu rả lời đúng.

Lời giải chi tiết :

Đề yêu cầu nghị luận về hiện tượng: thích thể hiện cái tôi của các bạn trẻ ngày nay.

Câu 12 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A

    Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc

  • B

    Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

  • C

    Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

  • D

    Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm của Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí rồi đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Đề A, B, C là đề bài về tư tưởng đạo lí.
- Đề D là nghị luận về hiện tượng đời sống.

Câu 13 :

Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    So sánh
       

  • B

    Ẩn dụ
       

  • C

    Hoán dụ
       

  • D

    Nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khổ thơ thể hiện cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

Đáp án: A

Câu 15 :

Cho đề bài sau: “Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A

    Giới thiệu hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ.

  • B

    Giới thiệu hiện tượng sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách.

  • C

    Giới thiệu hiện tượng nghiện game của các bạn trẻ.

  • D

    Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Câu 16 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

 

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A

    Khái niệm lòng biết ơn.
       

  • B

    Đặc điểm của lòng biết ơn.
      

  • C

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.
       

  • D

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn trên viết về những biểu hiện của lòng biết ơn.

Câu 17 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A

    Quảng Bình

  • B

    Quảng Trị

  • C

    Thừa Thiên Huế

  • D

    Đà Nẵng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thanh Hải quê quán ở Thừa Thiên Huế.

Câu 18 :

Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A

    Thành phần trạng ngữ
      

  • B

    Thành phần bổ ngữ

       

  • C

    Thành phần biệt lập tình thái
       

  • D

    Thành phần biệt lập cảm thán

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại kiến thức về Thành phần tình thái.

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải: Thành phần tình thái dùng thể hiện cách nhìn của người nói nên thường đi với các từ ngữ “có lẽ”, “dường như”, “chắc chắn” ...

Câu 19 :

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

  • A

    Năm 1974
       

  • B

    Năm 1976
       

  • C

    Năm 1977
       

  • D

    Năm 1975

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976.

Câu 20 :

Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A

    Tôi rất yêu cha mẹ tôi!

  • B

    Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.

  • C

    Mẹ tôi là một nông dân.

  • D

    Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lý thuyết về thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

“Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.”

Câu 21 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Đáp án

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Lời giải chi tiết :

Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội, Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.

Câu 22 :

Hành trang có nghĩa là gì?

  • A

    Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
      

  • B

    Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
       

  • C

    Những vật dụng mang theo khi đi xa
       

  • D

    Những vật trang trí trong nhà

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là một từ Hán Việt, tách ra để hiểu đúng nghĩa của từ.

Lời giải chi tiết :

Hành trang nghĩa là những trang bị, vật dụng mang theo khi đi xa.

Câu 23 :

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thành công với nghệ thuật gì?

  • A

    Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên

  • B

    Lối viết giàu hình ảnh

  • C

    Sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:
Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

Câu 24 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B

    Sống là cống hiến.

  • C

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung từ đó suy ra thông điệp bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ muốn gửi đi thông điệp sống là cống hiến, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé đến cái lớn lao, cao cả.

Câu 25 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
     

  • B

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
       

  • C

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
       

  • D

    Vì cả 3 lí do trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đọc nhiều cho có số lượng thì không thể coi là vinh dự. Vì đọc nhiều sẽ dẫn đến đọc qua loa cho có, không lựa chọn được loại sách giá trị và không có thời gian để
suy nghĩ sâu xa.

Câu 26 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn
người.

 

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chính nào?

  • A

    Chứng minh
      

  • B

    Giải thích
       

  • C

    Phân tích
      

  • D

    Tổng hợp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm các thao tác lập luận

- Chứng minh là dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Giải thích là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Bác bỏ là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai.

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng thao tác lập luận phân tích

Câu 27 :

Cho đoạn văn sau:

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

 

Đoạn văn trên nghị luận về hiện tượng gì?

  • A

    Hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ ngày nay

  • B

    Hiện tượng nói tục chửi thề

  • C

    Vấn nạn bạo lực học đường

  • D

    Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm hiện nay.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi suy ra câu rả lời đúng.

Lời giải chi tiết :

Đề nghị luận về hiện tượng: nói tục chửi thề.

Câu 28 :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?

  • A

    Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ
       

  • B

    Hành động chậm chạp, lười biếng
       

  • C

    Hành động cẩu thả, qua loa
       

  • D

    Hành động chậm chễ, thiếu tính toán

Đáp án : D

Phương pháp giải :

vận dụng hiểu biết xã hội và đặt vào văn bản để hiểu đúng thành ngữ trên.

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có ú chỉ hành động chậm trễ, thiếu tính toán.

Câu 29 :

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A

    Giận dữ

  • B

    Buồn chán

  • C

    Thất vọng

  • D

    Đau xót

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về thành phần cảm thán rồi tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ của Tố Hữu bộc lộ nỗi đau xót khi Bác ra đi.

Câu 30 :

Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?

  • A

    Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người
       

  • B

    Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội
       

  • C

    Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ
       

  • D

    Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:
Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

close