Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia ThụyLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về cách khắc phục tật lão thị. Lời giải chi tiết: Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần. Câu hỏi 2 : Khoảng cực cận của mắt lão:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về mắt lão. Lời giải chi tiết: Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường. => Khoảng cực cận của mắt lão lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường. Câu hỏi 3 : Tác dụng của kính lão là để:
Đáp án: A Phương pháp giải: Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần. Lời giải chi tiết: Tác dụng của kính lão là để nhìn rõ vật ở gần mắt. Câu hỏi 4 : Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về Mắt: Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được là điểm cực cận. Lời giải chi tiết: Mắt phải điều tiết mạnh nhất khi nhìn vật ở điểm cực cận vì điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được nên ở đó mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật. Câu hỏi 5 : Tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh có đặc điểm:
Đáp án: B Phương pháp giải: Tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh không thay đổi được. Lời giải chi tiết: Tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh không thay đổi được. Câu hỏi 6 : Số bội giác của kính lúp:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về kính lúp. Lời giải chi tiết: Số bội giác của kính lúp : \(G = \frac{{25}}{f}\) => Số bội giác của kính lúp càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ. Câu hỏi 7 : Số bội giác và tiêu cự (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp liên hệ với nhau bởi hệ thức nào sau đây?
Đáp án: D Phương pháp giải: Số bội giác của kính lúp : \(G = \frac{{25}}{f}\) Lời giải chi tiết: Số bội giác của kính lúp : \(G = \frac{{25}}{f}\) Câu hỏi 8 : Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 8sm đến 80cm. Mắt người này mắc tật gì và phải đeo kính nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là kính phân kì. - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là kính hội tụ. Lời giải chi tiết: Mắt người này mắc tật cận thị và phải đeo kính phân kì. Câu hỏi 9 : Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về thấu kính phân kì. Lời giải chi tiết: Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì chùm tia ló là chùm tia phân kì. Câu hỏi 10 : Biểu hiện của mắt lão là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Đặc điểm của mắt lão: - Mắt lão là mắt của người già, khi đó cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã yếu nên khả năng điều tiết kém hẳn đi. - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. - Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường. Lời giải chi tiết: Biểu hiện của mắt lão là: Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường. Câu hỏi 11 : Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?
Đáp án: A Phương pháp giải: Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\) Lời giải chi tiết: Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\) Mà \({n_2} > {n_1}\) nên khi góc tới \(i = {45^0}\)thì \(r \ne {45^0}\) Câu hỏi 12 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật AB đặt cách thấu kính 10cm thì ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính có đặc điểm là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng công thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) Lời giải chi tiết: Ta có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow d' = - 20cm\) Lại có: \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 20}}{{10}} = 2 \Rightarrow d' = 2{\rm{d}}\) => ảnh ảo, lớn hơn vật. Câu hỏi 13 : Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về cấu tạo của Mắt: Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi. Lời giải chi tiết: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như thấu kính hội tụ. Câu hỏi 14 : Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Lời giải chi tiết: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì đó là ảnh thật, ngược chiều với vật. Câu hỏi 15 : Biểu hiện của mắt cận là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về đặc điểm của mắt cận. Lời giải chi tiết: Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là kính phân kì. Câu hỏi 16 : Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết cách khắc phục tật cận thị. Lời giải chi tiết: Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn). Câu hỏi 17 : Tác dụng của kính cận là để:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về: + Cấu tạo của kính cận + Vận dụng tính chất tạo ảnh của thấu kính phân kì. Lời giải chi tiết: - Kính cận là kính phân kì. - Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và gần về phía thấu kính. => Tác dụng của kính cận là để tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt. Câu hỏi 18 : Một vật AB đặt trước một dụng cụ quang học L, luôn luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật, hỏi dụng cụ quang học đó là dụng cụ nào?
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Lời giải chi tiết: Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Câu hỏi 19 : Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \(G = \frac{{25}}{f}\) Lời giải chi tiết: Ta có: \(G = 5x = \frac{{25}}{f} \Leftrightarrow f = \frac{{25}}{5} = 5cm\) Câu hỏi 20 : Muốn nhìn rõ vật thì phải đặt vật ở phạm vi nào trước mắt?
Đáp án: B Phương pháp giải: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở trong phạm vi từ điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt. Lời giải chi tiết: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở trong phạm vi từ điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt. Câu hỏi 21 : Dùng cái kẹp để gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước, phát biểu nào sau đây là chính xác?
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về khúc xạ ánh sáng, phản xạ ánh sáng. Lời giải chi tiết: Ánh sáng từ viên bi tới mặt phân cách bị khúc xạ, đổi phương truyền sáng, do đó ta chỉ nhìn thấy ảnh của viên bi (khác vị trí so với viên bi), nên khó xác định vị trí của viên bi. Câu hỏi 22 : Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
Đáp án: C Phương pháp giải: - Ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. - Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. Lời giải chi tiết: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật trong khoảng tiêu cự. Câu hỏi 23 : Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về kính lúp. Lời giải chi tiết: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. => Thấu kính có thể dùng làm kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Câu hỏi 24 : Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Lời giải chi tiết: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng ngược chiều với vật. Câu hỏi 25 : Câu trả lời nào không đúng? Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 5cm thì:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng công thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) Lời giải chi tiết: Ta có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{{10}} = \frac{1}{5} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow d' = - 10cm\) => ảnh qua thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cách kính 10cm. Câu hỏi 26 : Cho vật sáng AB di chuyển ra xa và luôn vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì thì thấy:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Lời giải chi tiết: Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần và ở trong khoảng tiêu cự. Câu hỏi 27 : Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
Đáp án: D Phương pháp giải: Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh). Lời giải chi tiết: Sự điều tiết của mắt có tác dụng làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới, khi đó mắt mới nhìn rõ vật. Câu hỏi 28 : Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết thấu kính phân kì. Lời giải chi tiết: Ta có: \(F,F'\) là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm. Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm là \(OF = OF' = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính. => Khoảng cách \(FF' = 2f\) Câu hỏi 29 : Mắt bạn Nam có điểm cực viễn nằm cách mắt 60cm, mắt bạn Dũng có điểm cực viễn nằm cách mắt 80cm. a) Mắt hai bạn bị tật khúc xạ gì? Tật khúc xạ của mắt bạn nào nặng hơn? Vì sao? b) Nam và Dũng đều phải đeo kính để khắc phục. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì? Kính thích hợp của mỗi bạn có tiêu cự bằng bao nhiêu? Giải thích? c) Khi đeo kính thích hợp mắt hai bạn có thể nhìn thấy những vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết về đặc điểm của Mắt cận. Lời giải chi tiết: a) Mắt cận có khoảng cách OCv hữu hạn => mắt hai bạn bị cận thị. Ta có: \(O{C_{v1}} = 60cm < O{C_{v2}} = 80cm\) => Nam bị cận thị nặng hơn Dũng. b) Để khắc phục tật cận thị thì Nam và Dũng phải đeo kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt. Suy ra: Kính cận thích hợp với Nam có tiêu cự là: \({f_1} = O{F_2} = O{C_{v1}} = 60cm\) Kính cận thích hợp với Dũng có tiêu cự là: \({f_2} = O{F_2} = O{C_{v2}} = 80cm\) c) Khi đeo kính thích hợp mắt hai bạn có thể nhìn thấy những vật xa mắt nhất là ở vô cực. Câu hỏi 30 : Một kính lúp có số bội giác G = 5x. a) Kính lúp đó có tiêu cự là bao nhiêu? b) Một bạn học sinh dùng kính lúp này để quan sát một hình vẽ trong sách giáo khoa đặt cách kính 4cm thì nhìn thấy hình vẽ cao 8cm, hỏi chiều cao thật của hình vẽ trong sách? Phương pháp giải: Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}G = \frac{{25}}{f}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\end{array} \right.\) Lời giải chi tiết: a) Ta có: \(G = \frac{{25}}{f} \Leftrightarrow 5{\rm{x}} = \frac{{25}}{f} \Leftrightarrow f = \frac{{25}}{5} = 5cm\) Vậy kính lúp đó có tiêu cự là 5cm. b) Gọi h, h’ và d, d’ lần lượt là chiều cao của vật, chiều cao của ảnh và khoảng cách từ vật đến kính và khoảng cách từ ảnh đến kính. Theo đề bài ta có: \(d = 4cm;h' = 8cm\) Áp dụng công thức thấu kính ta có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{5} = \frac{1}{4} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow d' = - 20cm\) Lại có: \( - \frac{{d'}}{d} = \frac{{h'}}{h} \Leftrightarrow - \frac{{ - 20}}{4} = \frac{8}{h} \Leftrightarrow h = 1,6cm\) Vậy chiều cao thật của hình vẽ trong sách là 1,6cm. Quảng cáo
|