50 câu hỏi lý thuyết về este có lời giải (phần 4)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thuỷ 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70°C.

Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở bước 1, có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

(b) Ở bước 2, có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d) Ở bước 3, dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào để tăng hiệu suất phản ứng.

(e) Ở bước 3, Có thể thay dung dịch NaCl bão hóa bằng dung dịch HCl bão hòa.

(f) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.

(g) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm tách thành ba lớp.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

  • A 4
  • B 3
  • C 6
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại bài este

Lời giải chi tiết:

CH3COOH + C2H5OH \(\overset {{H_2}S{O_4}dac,{t^o}} \leftrightarrows \) CH3COOC2H5 + H2O

(a) sai vì H2SO4 đặc có tác dụng hút nước để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận giúp hiệu suất điều chế este cao hơn, còn H2SO4 loãng không có tính chất này

(b) sai vì khi đun sôi sẽ bay hơi cả chất tham gia và chất sản phẩm

(c) đúng

(d) sai vì khi thêm NaCl bão hòa để tách este ra khỏi hỗn hợp dễ hơn

(e) sai vì HCl dễ bay hơi nên sẽ bị lẫn vào với hơi este

(f) sai vì để hiệu suất cao hơn nên dùng CH3COOH dưới dạng băng (tinh khiết)

(g) sai vì sau phản ứng chỉ tách 2 lớp

→ 6 phát biểu không đúng

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót thêm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

(b) Sau bước 2, có mùi thơm bay lên đó là etyl axetat, nhưng trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.

(c) Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axetat ngưng tụ.

(d) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc.

(e) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

Số phát biểu đúng

  • A 5.
  • B 4.
  • C 2.
  • D 3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phản ứng thủy phân este trong MT axit

Lời giải chi tiết:

Khi đun nóng có phản ứng xảy ra:

\({C_2}{H_5}OH + C{H_3}COOH\overset {{H_2}S{O_4}dac,{t^o}} \leftrightarrows C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O\)

(a) đúng, H2SO4 làm xúc tác cho pư xảy ra đồng thời hút nước để CB chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng lượng este tạo thành

(b) đúng, vì khi đun nóng xảy ra pư tạo thành este CH3COOC2H5 có mùi thơm bay lên; phản ứng là thuận nghịch nên luôn còn CH3COOH và C2H5OH

(c) đúng

(d) sai, vì HCl đặc không hút nước như H2SO4 đặc

(e) sai, vì mục đích chính của việc thêm NaCl bão hòa là làm giảm độ tan của este và làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới để este dễ dàng tách lớp hơn

→ 3 phát biểu đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho lần lượt vào ống nghiệm 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và 1 giọt H2SO4 đặc.

Bước 2: Lắc đều. Đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở nhiệt độ 65 - 70°C.

Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở bước 2 có thể đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (không đun sôi).

(b) Sau khi thêm dung dịch NaCl bão hòa, chất lỏng tách thành 2 lớp.

(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch H2SO4 loãng.

(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa.

(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.

Số phát biểu không đúng

  • A 4
  • B 5
  • C 2
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lại bài este

Lời giải chi tiết:

CH3COOH + C2H5OH \(\overset {{H_2}S{O_4}dac,{t^o}} \leftrightarrows \) CH3COOC2H5 + H2O

(a) đúng

(b) đúng vì khi thêm NaCl bão hòa thì khối lượng riêng của dd tăng, độ tan của CH3COOC2H5 giảm nên dễ dàng nổi lên làm cho chất lỏng tách thành 2 lớp

(c) sai vì H2SO4 đặc có tác dụng hút nước để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận giúp hiệu suất điều chế este cao hơn, còn H2SO4 loãng không có tính chất này

(d) sai vì NaOH sẽ phản ứng với este CH3COOC2H5

(e) sai vì để hiệu suất cao cần dùng CH3COOH băng

→ 3 phát biểu không đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thủy phân hoàn toàn ese X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H10O4 trong dung dịch NaOH, đun nóng, sản phẩm thu được gồm hai muối và một ancol. Công thức của X là

  • A HCOOCH2CH2OOCCH2CH3.
  • B CH3OOCCH2CH2COOCH3.
  • C CH3COOCH2CH2OOCCH3.
  • D CH3OOCCH2COOCH2CH3.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Este 2 chức X + NaOH → hai muối + 1 ancol

⟹ X là este 2 chức tạo bởi ancol 2 chức và 2 axit cacboxylic đơn chức

Dựa vào đáp án loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Este 2 chức X + NaOH → hai muối + 1 ancol

⟹ X là este 2 chức tạo bởi ancol 2 chức và 2 axit cacboxylic đơn chức

A. Thỏa mãn, PTHH: HCOOCH2CH2OOCCH2CH3 + 2NaOH → HCOONa + C2H5COONa + C2H4(OH)2

B. Loại thu được 1 ancol và 1 muối,

PTHH: CH3OOCCH2CH2COOCH3 + 2NaOH → C2H4(COONa)2 + 2CH3OH

C. Loại thu được 1 ancol và 1 muối,

PTHH: CH3COOCH2CH2OOCCH3 + 2NaOH → 2CH3COONa + C2H4(OH)2

D. Loại thu được 2 ancol và 1 muối

PTHH: CH3OOCCH2COOCH2CH3 + 2NaOH → CH2(COONa)2 + CH3OH + C2H5OH

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.

Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai..

Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.

(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.

(c) Sau bước 3, sản phẩm của phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.

(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.

Số phát biểu đúng

  • A 5
  • B 3
  • C 2
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở bước 3, khi đun nhẹ sẽ xảy ra phản ứng ở cả 2 ống nghiệm:

- Ống 1: CH3COOC2H5 + H2O \(\overset {{H_2}S{O_4}} \leftrightarrows \) CH3COOH + C2H5OH

- Ống 2: CH3COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CH3COONa + C2H5OH

Xét các phát biểu:

(a) sai vì lúc này chưa có phản ứng, CH3COOC2H5 tan ít trong nước nên sẽ bị tách lớp ở cả hai ống.

(b) sai vì ống 1 xảy ra phản ứng thuận nghịch nên luôn tồn tại este bị tách lớp

(c) đúng, lưu ý chữ "sản phẩm" là những chất mới, được tạo ra ở phản ứng hóa học:

   + Ống 1: Sản phẩm là CH3COOH và C2H5OH đều tan tốt trong nước

   + Ống 2: Sản phẩm là CH3COONa và C2H5OH đều tan tốt trong nước

(d) đúng vì đây cũng là một cách cung cấp nhiệt độ cho phản ứng thủy phân xảy ra

(e) đúng

→ 3 phát biểu đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khi nghiên cứu tính chất hóa học của este người ta tiến hành làm thí nghiệm như sau: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dd H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dd NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là:

  • A Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp.
  • B Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở nên đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng tách thành 2 lớp.
  • C Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất.
  • D Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm tính chất hóa học của este trong sgk hóa 12 – trang 5

Lời giải chi tiết:

- ống 1 xảy ra phản ứng thuận nghịch: CH3COOC2H5 + H2O \(\underset{{}}{\overset{{{H^ + },{t^0}}}{\longleftrightarrow}}\) CH3COOH + C2H5OH

phản ứng thuận nghịch nên este vẫn còn dư và tạo thành 2 lớp chất lỏng.

- ống 2 xảy ra phản ứng xà phòng hóa: CHCOOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CH3COONa + C2H5OH

phản ứng xảy ra một chiều nên este đã phản ứng hết.

→ Hiện tượng quan sát được trong 2 ống nghiệm là: Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.

Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.

Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.

(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

(c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng

  • A 2.
  • B 4.
  • C 3.
  • D 1.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phản ứng thủy phân este.

Lời giải chi tiết:

(a) đúng vì chưa có nhiệt độ nên cả hai bình đều chưa xảy ra phản ứng, do đó chất lỏng trong bình đều phân thành hai lớp.

(b) đúng

(c) đúng, PTHH minh họa: HCOOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow[{}]{{{t^0}}}\) HCOONa + C2H5OH

(d) đúng

PTHH xảy ra bình thứ nhất: HCOOC2H5 \(\underset{{}}{\overset{{{H^ + },{t^0}}}{\longleftrightarrow}}\) HCOOH + C2H5OH

PTHH xảy ra bình thứ hai: HCOOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow[{}]{{{t^0}}}\) HCOONa + C2H5OH

Do đó chất hữu cơ HCOOH ở bình 1 và HCOONa ở bình 2 thu được có khả năng tham gia phản ứng.

→ cả 4 phát biểu đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thủy phân este X có công thức C7H6O2 thu được dung dịch chứa hai muối. Tên gọi của X là

  • A metyl benzoat.
  • B phenyl axetat.
  • C benzyl fomat.
  • D phenyl fomat.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Este hai chức X có công thức phân tử C7H12O4. Đun nóng X trong dung dịch NaOH dư thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Chất Z hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Chất Y không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu đúng

  • A Este X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
  • B Dung dịch chất hữu cơ Y làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
  • C Cho Z tác dụng với CuO đun nóng thu được anđehit hai chức.
  • D Từ Y có thể điều chế metan bằng một phản ứng duy nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Este Y có công thức C8H8O2. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có 2 muối. Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn tính chất trên là

  • A 4
  • B 6
  • C 3
  • D 2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Este Y đơn chức (vì có 2O) + NaOH → 2 muối nên Y là este của phenol ⟹ Các CTCT phù hợp

Lời giải chi tiết:

Este Y đơn chức (vì có 2 O) + NaOH → 2 muối nên Y là este của phenol

Các CTCT phù hợp của Y là:

CH3COOC6H5

⟹ 4 CTCT thỏa mãn tính chất của Y

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Trong thí nghiệm trên, có thể thay C2H5OH bằng C6H5OH.
  • B Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
  • C Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa.
  • D Sau bước 2, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH3COOC2H5.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phản ứng este hóa để tìm phát biểu đúng.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A sai vì C6H5OH không phản ứng với CH3COOH.

Phát biểu B đúng vì este không tan, nhẹ hơn, nổi lên trên.

Phát biểu C sai vì thêm NaOH bão hòa có thể thủy phân sản phẩm (este).

Phát biểu D sai vì phản ứng thuận nghịch nên C2H5OH, CH3COOH vẫn còn dư.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho sơ đồ sau: \(X({C_4}{H_8}{O_2})\xrightarrow{{ + NaOH}}Y\xrightarrow{{ + {O_2},xt}}Z\xrightarrow{{ + NaOH}}T\xrightarrow[{CaO,{t^o}}]{{ + NaOH}}{C_2}{H_6}\)

Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A CH3COOC2H5.
  • B C2H5COOCH(CH3)2.
  • C CH3CH2CH2COOH.
  • D HCOOCH2CH2CH3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Do T có phản ứng vôi tôi xút tạo C2H6 → T là C2H5COONa

- Xét các phương án để chọn ra X thỏa mãn.

Lời giải chi tiết:

Do T có phản ứng vôi tôi xút tạo C2H6 → T là C2H5COONa

Trong các đáp án ta thấy D thỏa mãn.

Khi đó:

X: HCOOCH2CH2CH3

Y: CH3CH2CH2OH

Z: CH3CH2COOH

T: CH3CH2COONa

Các PTHH:

\(HCOOC{H_2}C{H_2}C{H_3} + NaOH\xrightarrow{{{t^o}}}HCOONa + C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH\)

\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{H_3}C{H_2}COOH + {H_2}O\)

\(C{H_3}C{H_2}COOH + NaOH \to C{H_3}C{H_2}COONa + {H_2}O\)

\(C{H_3}C{H_2}COONa + NaOH\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}{C_2}{H_6} + N{a_2}C{O_3}\)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2, A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1:1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B lần lượt là:

  • A C6H5COOCH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.     
  • B HCOOC6H4CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
  • C HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5
  • D C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

A và B có số liên kết π + vòng = \(k = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = \frac{{2.9 + 2 - 8}}{2} = 6\) nên A và B có 1 vòng benzen và 1 liên kết π ờ nhóm COO và 1 liên kết π ở gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết:

A và B có số liên kết π + vòng là  \(k = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = \frac{{2.9 + 2 - 8}}{2} = 6\)

→ A và B có 1 vòng benzen và 1 liên kết π ờ nhóm COO và 1 liên kết π ở gốc hiđrocacbon

- A + NaOH → muối +  anđehit

→ A là C6H5COOCH=CH2

- B + NaOH → 2 muối (PTK > PTKCH3COONa) + nước

→ B là C2H3COOC6H5 với 2 muối thu được là C2H3COONa và C6H5ONa

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ:

 

Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên:

(a) Đá bọt có tác dụng không cho chất lỏng trào lên trên

(b) Dung dịch NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2

(c) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần

(d) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H2

(e) Nếu thay dung dịch Br2 thành dung dịch KMnO4 thì sẽ có kết tủa.

(g) Nên hơ đều bình cầu rồi sau đó mới đun tập trung.

Số phát biểu đúng

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 6

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về tính chất và điều chế các chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

(a) Đúng, đá bọt giúp chất lỏng sôi êm dịu hơn

(b) Đúng, SO2 là sản phẩm phụ, cần được loại bỏ

(c) Đúng

(d) Sai, X là C2H4

(e) Đúng

\({C_2}{H_4} + KMn{O_4} + {H_2}O \to {C_2}{H_4}{(OH)_2} + K{\rm{O}}H + Mn{O_2}\)

(g) Đúng, việc này giúp mình nóng đều, tránh bị vỡ

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

X là hợp chất mạch hở (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO3. Số công thức cấu tạo của X có thể là

  • A 2.
  • B 5.
  • C 4.
  • D 3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Theo đề bài, X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng nên có các trường hợp:

TH1: 2 nhóm -COOH

TH2: 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH

TH3: 2 nhóm -OH

- Do X có khả năng phản ứng với NaHCO3 nên X có chứa nhóm -COOH nên loại TH3

HS xét 2 trường hợp còn lại để tìm các chất thỏa mãn.

Lời giải chi tiết:

- Theo đề bài, X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng nên có các trường hợp:

TH1: 2 nhóm -COOH

TH2: 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH

TH3: 2 nhóm -OH

- Do X có khả năng phản ứng với NaHCO3 nên X có chứa nhóm -COOH nên loại TH3

Xét 2 trường hợp còn lại:

TH1: 2 nhóm -COOH

HOOC-COOH

TH2: 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH

HO-CH2-CH­2-COOH

CH3-CH(OH)-COOH

Vậy có 3 chất thỏa mãn.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ hai 2ml dung dịch NaOH 30%. Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hành rồi đun sôi nhẹ đồng thời cả hai ống nghiệm trong khoảng 5 phút. Hiện tượng quan sát được sau khi đun là

  • A cả hai ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp.
  • B cả hai ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất.
  • C ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng đồng nhất, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng phân thành 2 lớp.
  • D ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng phân thành 2 lớp, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng đồng nhất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ống 1: Thủy phân este trong MT axit là phản ứng thuận nghịch nên luôn có este trong ống nghiệm

Ống 2: Thủy phân este trong MT kiềm là phản ứng một chiều 

Lời giải chi tiết:

Ống 1: Thủy phân este trong MT axit là phản ứng thuận nghịch nên luôn có este trong ống nghiệm

→ chất lỏng trong ống 1 phân thành 2 lớp

Ống 2: Thủy phân este trong MT kiềm là phản ứng một chiều

→ chất lỏng trong ống 2 đồng nhất.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho 1 mol chất X (C7H6O3, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y; 1 mol muối Z và 2 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là

  • A 1.
  • B 3.
  • C 4.
  • D 2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tính độ bất bão hòa: k = (2C+2-H)/2 để suy ra cấu tạo của X.

Dựa vào dữ kiện đề bài cho để tìm các CTCT của X thỏa mãn.

Lời giải chi tiết:

Độ bất bão hòa: k = (2C+2-H)/2 = 5

Mà vòng benzen có độ bất bão hòa là 4 nên bên ngoài chỉ còn lại 1 liên kết π

Theo đề bài 1 mol X phản ứng tối đa 3 mol NaOH thu được 1 mol muối Y, 1 mol muối Z và 2 mol H2O nên cấu tạo thỏa mãn là: o,m,p-HCOOC6H4OH (3 đồng phân)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Đun este X với dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có kết tủa trắng bạc sinh ra. X là este nào dưới đây?

  • A Anlyl axetat.       
  • B Metyl fomat.       
  • C Phenyl acrylat.       
  • D Bezyl axetat.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Metyl fomat HCOOCH3 khi thủy phân trong MT axit sinh ra HCOOH có khả năng tráng bạc.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Thủy phân hoàn toàn chất A có công thức phân tử C4H6O2 bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ B và C. Biết B, C đều có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag. Công thức cấu tạo của A là:

  • A CH3COOCH=CH2   
  • B  HCOOCH2CH=CH2
  • C HCOOCH=CHCH3     
  • D HCOOC(CH3)=CH2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thủy phân este đơn chức: 

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

Dựa vào phản ứng thủy phân este tổng quát → Biện luận CT của các chất sản phẩm và este ban đầu

Lời giải chi tiết:

A + NaOH → B + C

A có CTPT C4H6O2 → A là este

Vì B và C đều có phản ứng tráng bạc → Sản phẩm thủy phân este sẽ có: muối của axit fomic và 1 andehit

→ A là HCOOCH=CH-CH3

→ B và C là: HCOONa và CH3CH2CHO (đều có phản ứng tráng gương)

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là:

  • A axit acrylic  
  • B anilin     
  • C  vinyl axetat   
  • D etyl axetat

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong 4 chất:

Axit acrylic (CH2=CHCOOH) có phản ứng với KHCO3     => Loại

Anilin (C6H5NH2) không phản ứng với KOH                      => Loại

Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2)                                         => Thỏa mãn

Etyl axetat (CH3COOC2H5) không phản ứng với Br2          => Loại

Đáp án C    

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Hợp chất X là C6H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(a) X + 2NaOH \(\buildrel {Ni,{t^0}} \over\longrightarrow \) X1 + 2X2                                                        (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) X2 + O2 \(\buildrel {Men giam} \over\longrightarrow \)CH3COOH + H2O                                (d) X3 + 2CH3OH \rightleftharpoons X4 + 2H2O (xt H2SO4 đặc, to)

Phân tử khối của X4

  • A 104   
  • B  146    
  • C 132 
  • D 118

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 Tính chất hóa học các chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

(c) X2 + O2 \(\buildrel {men giam} \over\longrightarrow \) CH3COOH + H2O

=> X2: C2H5OH

(a) X + 2NaOH \(\buildrel {Ni,{t^0}} \over\longrightarrow \) X1 + 2X2

=> X: (COOC2H5)2 ; X1: NaOOC-COONa

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

=> X3: HOOC-COOH

(d) X3 + 2CH3OH \rightleftharpoons X4 + 2H2O (xt H2SO4)

=> X4: (COOCH3)2

=> MX4 = 118

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây :

(1)  CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3 ; (3) HCOOC2H5 ; (4)CH3COOH;

(5)  ; (6) HOOCCH2CH2OH ; (7) CH3OOC-COOC2H5

Những chất thuộc loại este là

  • A (1),(2), (3), (4), (5), (6).
  • B (1), (2), (3), (5), (7).
  • C (1), (2), (4), (6), (7).
  • D (1), (2), (3), (6), (7).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa về este: Khi ta thay thể nhóm (-OH) trong phân tử axit bằng gốc (-OR') thì thu được este.

Chú ý: Cách viết khác của este

R - COO - R' hoặc R' - OOC - R  hoặc R' - OCO - R (R'≠ H)

Lời giải chi tiết:

Các chất (1), (2), (3), (5), (7) thuộc loại este.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

T là chất hữu cơ đơn chức mạch hở. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho T tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Hàm lượng oxi có trong T là:

  • A 69,57%.
  • B 53,33%.
  • C 34,78%.
  • D 16,6%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

  • A 5
  • B 3
  • C 4
  • D 2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (C5H8O2) có các tính chất sau:

(1) Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na.

(2) Không tham gia phản ứng tráng gương.

Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:

  • A 5
  • B 6
  • C 7
  • D 8

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(2) X2 + H2 → X3

(3) X1 + H2SO4 → Y + Na2SO4

(4) 2Z + O2 → 2X2

Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A Đun nóng X3 với H2SO4 đặc (170°C), thu được chất Z.
  • B Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
  • C X có mạch cacbon không phân nhánh.
  • D X3 có nhiệt độ sao cao hơn X2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Độ bất bão hòa của phân tử X: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.7 + 2 - 10)/2 = 3

=> X là este hai chức và có 1 liên kết C=C

- Từ (3) suy ra X1 muối natri của axit hữu cơ

- Từ (2) suy ra X2 có cùng số C với X3

=> X là C2H5OOC-CH2-COOCH=CH2

Các PTHH:

(1) C2H5OOC-CH2-COOCH=CH2 (X) + 2NaOH → NaOOC-CH2-COONa (X1) + CH3CHO (X2) + C2H5OH (X3)

(2) CH3CHO (X2) + H2 → C2H5OH (X3)

(3) NaOOC-CH2-COONa (X1) + H2SO4 → HOOC-CH2-COOH (Y) + Na2SO4

(4) 2C2H4 + O2 → 2CH3CHO

A. Đun nóng X3 với H2SO4 đặc (170°C), thu được chất Z

=> đúng, đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc (170°C), thu được C2H4.

B. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro

=> Sai, Y có CTPT là C3H4O4

C. X có mạch cacbon không phân nhánh

=> Đúng

D. X3 có nhiệt độ sao cao hơn X2

=> Đúng, X3 có liên kết H nên có nhiệt độ sôi cao hơn X2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Khi cho chất Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được chất T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là:

  • A

     HCOOCH3       

  • B HCOOCH=CH2         
  • C CH3COOCH=CH2                     
  • D CH3COOCH=CH-CH3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

Z + AgNO3/NH3 → T + NaOH → Y

=> Z và Y có cùng số nguyên tử C

Dựa vào các đáp án suy ra X là CH3COOCH=CH2

PTHH:

CH3COOCH=CH2 (X) + NaOH \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \)  CH3COONa (Y) + CH3CHO (Z)

CH3CHO (Y) + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 (T) + 2Ag + 2NH4NO3

CH3COONH4 (T) + NaOH → CH3COONa (Y) + NH3 + H2O

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Hợp chất A1 có CTPT C3H6O2 thỏa mãn sơ đồ: 

A1 \(\xrightarrow{{dd\,NaOH}}\) A2 \(\xrightarrow{{dd\,{H_2}S{O_4}}}\) A3 \(\xrightarrow{{dd\,AgN{O_3}/N{H_3}}}\) A4

Công thức cấu tạo hóa học thỏa mãn của A1

  • A HO-CH2-CH2-CHO. 
  • B CH3-CO-CH2-OH. 
  • C CH3-CH2-COOH. 
  • D HCOO-CH2-CH3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ đề bài cho để chọn được cấu tạo phù hợp của A1.

Lời giải chi tiết:

A1 là HCOO-CH2-CH3

PTHH:

HCOO-CH2-CH3 (A1) + NaOH → HCOONa (A2) + CH3CH2OH

2HCOONa (A2) + H2SO4 → 2HCOOH (A3) + Na2SO4

HCOOH (A3) + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở 65-70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành 2 lớp.
  • B Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
  • C H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo thành sản phẩm.
  • D Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A, B, C đúng

D sai vì mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tăng tỉ trọng của phần dung dịch phía dưới, làm cho etyl axetat dễ dàng tách ra để nổi lên trên.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (C5H8O2) có các tính chất sau:

(1) Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na.

(2) Không tham gia phản ứng tráng gương.

Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là

  • A 8
  • B 6
  • C 5
  • D 7

Đáp án: A

Phương pháp giải:

X Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na nên X là este

X không tham gia phản ứng tráng gương nên X không có dạng HCOOR

Từ đó xác định những CTCT thỏa mãn.

Lời giải chi tiết:

X Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na nên X là este

X không tham gia phản ứng tráng gương nên X không có dạng HCOOR

Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.5 + 2 - 8)/2 = 2

Vậy X là este đơn chức và có chứa 1 liên kết đôi C=C

Các công thức cấu tạo của X thỏa mãn là:

1) CH3COOCH=CH-CH3

2) CH3COOCH2-CH=CH2

3) CH3COOC(CH3)=CH2

4) CH3-CH2-COOCH=CH2

5) CH2=CH-COOCH2-CH3

6) CH2=CH-CH2-COOCH3

7) CH3-CH=CH-COOCH3

8) CH2=C(CH3)-COOCH3

Vậy có 8 CTCT thỏa mãn

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

X và Y là 2 este mạch hở có công thức phân từ C5H8O2. Thuỷ phân X và Y trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa hai chất hữu cơ tương ứng Z và T. Đem Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư  thu được chất E. Lấy E tác dụng với NaOH thu được chất T. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y có thể lần lượt là  

  • A HCOOCH=C(CH3)- CH3 và CH2 = C(CH3)COOCH3                                   
  • B CH3COOCH2CH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3                                  
  • C CH2=CHCOOC2H5 và CH3COOCH=CH-CH3                                       
  • D CH3COOCH=CH-CH3 và C2H5COOCH=CH2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp:

X và Y có số liên kết \(\Pi  + v = \frac{{2.5 - 8 + 2}}{2} = 2\) → X và Y có 1 liên kết đôi ngoại trừ liên kết CO trong gốc cacboxyl

X, Y + NaOH → Z có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 nên Z là andehit

Viết PTHH

Lời giải chi tiết:

X và Y có số liên kết \(\Pi  + v = \frac{{2.5 - 8 + 2}}{2} = 2\) → X và Y có 1 liên kết đôi ngoại trừ liên kết CO trong gốc cacboxyl

X, Y + NaOH → Z có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 nên Z là andehit ( Z không thể là HCOONa vì từ Z có thể tạo thành T)

Z là RCHO (R no) + AgNO3/NH3 → RCOONH4 (E)

E + NaOH → RCOONa (T)

→ T là axit no → loại A vì chứa este chứa gốc axit không no

B sai vì CH3COOCH=CHCH3 tạo ra CH3 CH2CHO → muối CH3CH2COONa còn CH3COOCH2CH=CH2 tạo CH3COONa

C sai vì chứa axit không no

D đúng vì CH3COOCH=CH-CH3 → CH3CH2CHO → muối CH3CH2COONa

C2H5COOCH=CH2  + NaOH → tạo CH3CH2COONa                      

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Este X có đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau

- Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số cacbon trong X)

Có các phát biểu sau :

(1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức

(2) Chất Y tan vô hạn trong nước

(3) Đun  Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken

(4) Trong điều kiện thường Z ở trạng thái lỏng

(5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh

Số phát biểu đúng là

  • A 3
  • B 2
  • C 4
  • D 1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau nên X là este no đơn chức mạch hở → X là CnH2nO2

- Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số cacbon trong X) → Y là HCOOH và Z là CH3OH

Lời giải chi tiết:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau nên X là este no đơn chức mạch hở → (1) đúng

→ X là CnH2nO2

- Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số cacbon trong X) → Y là HCOOH và Z là CH3OH

→ X là HCOOCH3

(2) đúng, HCOOH có liên kết hidro nên tan vô hạn trong nước

(3) sai, CH3OH không tách nước tạo được anken

(4) đúng

(5) sai, HCOOCH3 có thể phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao nhưng không tạo ra dung dịch màu xanh lam

=> có 3 phát biểu đúng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Cho a mol este X(C9H10O2)  tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X là

  • A 6
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 nên X là este của phenol

Sản phẩm thu được không có khả năng tráng bạc nên X không tạo từ HCOOH

Lời giải chi tiết:

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 nên X là este của phenol

Sản phẩm thu được khôn có khả năng tráng bạc nên X không tạo từ HCOOH

Các CTHH thỏa mãn X : CH3COOC6H4-CH3 (3 CTCT tại vị trí m, o, p)

                                         C2H5COOC6H5

=> có 4 CTCT thỏa mãn

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% dư. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là

  • A Chất lỏng trong ống thứ 2 trở thành đồng nhất.
  • B Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đồng nhất.
  • C Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm có sự phân tách lớp.
  • D Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm khi đun nóng.

Lời giải chi tiết:

Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm khi đun nóng.

*Ống 1:

CH3COOC2H5 + H2O \(<\xrightarrow{{{H^ + },{t^o}}}\) CH3COOH + C2H5OH

=> vì phản ứng thuận nghịch nên chất lỏng trong ống 1 phân lớp không đồng nhất

*Ống 2:

CH3COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CH3COONa + C2H5OH

=>vì NaOH dư nên phản ứng thủy phân đã xảy ra hoàn toàn do vậy chất lỏng trong ống 2 đồng nhất

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Xà phòng hóa este X hai chức có công thức phân tử C5H8O4 thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

  • A 4.
  • B 3.
  • C 1.
  • D 2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

→ X là este 2 chức tạo bởi axit đơn chức và ancol 2 chức có 2 nhóm -OH cạnh nhau

→ Viết các CTCT thỏa mãn

Lời giải chi tiết:

C5H8O4 có độ bất bão hòa k = (5.2+2-8)/2 = 2

X + NaOH → chất có khả năng hòa tan dd Cu(OH)2 taoh dd màu xanh lam

→ X là este 2 chức tạo bởi axit đơn chức và ancol 2 chức có 2 nhóm -OH cạnh nhau

→ Có 2 CTCT thỏa mãn

 

 

 

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Cho các este: CH3COOC6H5 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CHCOOCH3 (3); HCOOCH2CH=CH2 (4); CH3COOCH2C6H5 (5). Những este bị thủy phân không tạo ra ancol là

  • A 1, 2, 4, 5.
  • B 1, 2.     
  • C 1, 2, 3, 4, 5.     
  • D 1, 2, 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Những este đặc biệt khi thủy phân không tạo ancol có dạng:

RCOO-C6H4-R’

RCOOCH=CH-R’

RCOOC(R’)=CH-R”

Lời giải chi tiết:

Những este thủy phân không thu được ancol gồm: (1), (2)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cho chất X tác dụng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là chất nào trong các chất sau?

  • A HCOOCH=CH2.                     
  • B CH3COOCH=CH2.

     

  • C CH3COOCH=CH-CH3.                             
  • D HCOOCH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

X + NaOH → Y + Z. vì Z có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 nên Z là andehit

Z + AgNO3/NH3 →  T  mà T + NaOH → Y nên Z và Y có cùng số C

Lời giải chi tiết:

X + NaOH → Y + Z. vì Z có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 nên Z là andehit → loại D

Z + AgNO3/NH3 →  T  mà T + NaOH → Y nên Z và Y có cùng số C → loại A và C.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Este X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brom đều thu được chất hữu cơ T. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A CH3CH2COOC(CH3)=CH2
  • B CH3CH2COOCH2CH=CH2.
  • C CH3CH2COOCH=CHCH3
  • D CH2=CHCOOOCH2CH=CH2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

C6H10O2 có độ bất bão hòa k = (6.2 +2 -10)/2 = 2

X + NaOH → Y + Z

Y + HCl hoặc Z tác dụng với dd Br2 đều thu được T => Y và Z có cùng số C trong phân tử và Z là andehit

Lời giải chi tiết:

C6H10O2 có độ bất bão hòa k = (6.2 +2 -10)/2 = 2

X + NaOH → Y + Z

Y + HCl hoặc Z tác dụng với dd Br2 đều thu được T => Y và Z có cùng số C trong phân tử và Z là andehit

=> CTCT của X là: CH3CH2COOCH=CHCH3.

CH3CH2COOCH=CHCH3. + NaOH → CH3CH2COONa (Y) + CH3CH2CH=O (Z)

CH3CH2COONa + HCl → CH3CH2COOH (T) + NaCl

CH3CH2CH=O + Br2 + H2O \(\buildrel {M{n^{2 + }}} \over\longrightarrow \)  CH3CH2COOH (T) + 2HBr

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Este X có công thức phân tử là C9H10O2. Biết rằng, a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là

  • A 4.
  • B 6.
  • C 5.
  • D 9.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nX : nNaOH = a : 2a => X là este có dạng RCOOC6H5R'

Dung dịch sau phản ứng không có phản ứng tráng bạc => R ≠ 1 => CTCT của X thỏa mãn là:

Lời giải chi tiết:

C9H10O2 có độ bất bão hòa k = (9.2+2-10)/2 =5

nX : nNaOH = a : 2a => X là este có dạng RCOOC6H5R'

Dung dịch sau phản ứng không có phản ứng tráng bạc => R ≠ 1

=> CTCT của X thỏa mãn là:

CH3COOC6H4CH3 (có 3 công thức của nhóm -CH3 gắn vào vị trí o, m , p của vòng benzen)

C2H5COOC6H5

→ Có 4 CTCT thỏa mãn

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Thủy phân hoàn toàn este X, mạch hở có công thức phân tử là C7H12O4 trong dung dịch NaOH, thu được một muối natri cacboxylat và một ancol, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là

  • A 1.
  • B 2.
  • C 4.
  • D 3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

C7H12O4 có độ bất bão hòa k = (7.2+2-12)/2 = 2 => este no, hai chức, tạo bởi gốc axit và ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon

TH1: este tạo bởi ancol 2 chức và axit đơn chức

TH2: este tạo bởi axit 2 chức và ancol đơn chức

=> viết tất cả các CTCT thỏa mãn

Lời giải chi tiết:

nguyên tử cacbon

=> Vậy có 3 CTCT thỏa mãn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H6O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 22. Biết Y có khả năng tráng bạc. X có công thức là

  • A HCOOCH=CH-CH3
  • B CH3COOCH=CH2
  • C HCOOC3H5
  • D C2H5COOCH3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

X: RCOOR

Y có phản ứng  tráng bạc => Y là andehit hoặc muối của axit HCOOH

MY = 44 => Y chỉ có thể là anđehit  => Y: CH3CHO

=> Z, X

Lời giải chi tiết:

X: RCOOR

Y có phản ứng  tráng bạc => Y là andehit hoặc muối của axit HCOOH

MY = 44 => Y chỉ có thể là anđehit => Y: CH3CHO

=> Z: CH3COONa

=> X: CH3COOCH=CH2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

\(Phenol\xrightarrow{{ + X}}A\xrightarrow{{ + NaOH,{t^o}}}Y\) (hợp chất thơm).

Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là

  • A axit axetic, phenol.
  • B anhiđrit axetic, phenol.
  • C anhiđrit axetic, natri phenolat.
  • D axit axetic, natri phenolat.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

\(Phenol\xrightarrow{{ + {{(C{H_3}CO)}_2}O}}C{H_3}CO\,O{C_6}{H_5}\xrightarrow{{ + NaOH,{t^o}}}C_6^{}{H_5}ON{\text{a}}\)

=>  X: anhiđrit axetic, Y: C6H5ONa

PTHH: 

(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

CH3COOC6H5 + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CH3COONa + C6H5ONa + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Hợp chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. X không thể điều chế được từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là

  • A CH3COOC6H5.
  • B HCOOC6H4CH3.        
  • C HCOOCH2C6H5.        
  • D C6H5COOCH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X không thể điều chế được từ phản ứng của axit và ancol tương ứng => X là este của phenol

X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương => X là este của axit fomic

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) X1 + 2X2  (b) X2 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + 2X5  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) poli (etylen terephtalat) + 2nH2O

(d) X2 + O2 \(\xrightarrow{{men\,giam}}\) X5 + H2O

(e) X4 + 2X5  \(\underset{{}}{\overset{{{H_2}S{O_4}\,dac,{t^0}}}{\longleftrightarrow}}\) X6 + 2H2

Cho biết X là este có công thức phân tử C12H14O4: X1, X2,X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6

  • A 146.      
  • B 104.      
  • C  132. 
  • D 148.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ (d) => X2 là C2H5OH và X5 là CH3COOH

Từ (b) => X3 là axit

Từ (c) => X3 là HOOCC6H4COOH và X4 là C2H4(OH)2

Từ (b) => X1 là NaOOCC6H4COONa

Từ (a) => CTCT của X là: C2H5OOCC6H4COOC2H5

Từ (e) => X6 là (CH3COO)2C2H4: 146 (g/mol)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Cho a mol este X công thức phân tử C9H10O2 tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A 4.
  • B 3.
  • C 2.
  • D 6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính được độ bất bão hòa: k = (2C+2-H):2 = ?

Este đơn chức tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 => este X là este của phenol

HS viết các CTCT thỏa mãn đề bài

Lời giải chi tiết:

Độ bất bão hòa: k = (2C+2-H):2 = (2.9+2-10):2 = 5

Este đơn chức tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 => este X là este của phenol

Các CTCT thỏa mãn đề bài là:

o, m, p – CH3COOC6H4CH3

C2H5COOC6H5

Vậy có 4 CTCT thỏa mãn

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, axeton, metyl acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tác Ni là

  • A 5.
  • B 4.
  • C 7.
  • D 6.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất tác dụng được với H2 xúc tác Ni nung nóng là: axetilen (CH≡CH), isopren (CH2=C(CH3)-CH=CH3), benzen (C6H6), stiren (C6H5CH=CH2), axeton ((CH3)2C=O), metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)

⟹ có 6 chất

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Cho este đa chức X có CTPT là C6H10O4 tác dụng với dung dịch NaOH thu đươc sản phẩm gồm 1 muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp của X là

  • A 3
  • B 2
  • C 4
  • D 5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

– X không có phản ứng tráng gương nên X không có đầu là HCOO–.

– X là este của axit cacboxylic hai chức hoặc của ancol no hai chức.

+ TH1: X là este của axit 2 chức và 1 ancol đơn chức

               CH3OOC–CH2–CH2–COOCH3

               CH3–CH(COOCH3)2

               CH3CH2OOC–COOCH2CH3

+ TH2: X là este của ancol 2 chức và este đơn chức:

               CH3COO–CH2–CH2–OOCCH3

               CH3COO–CH(CH3)–OOCCH3

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Cho các este: metyl axetat (1), vinyl axetat (2), tristearin (3), benzyl axetat (4), etyl acrylat (5), iso-amyl axetat (6). Số chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thu được ancol là:

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 6

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(1) CH3COOCH3 => CH3OH

(2) CH3COOCH=CH2 => CH3CHO

(3) (C17H35COO)3C3H5 => C3H5(OH)3

(4) CH3COOCH2C6H5 => C6H5CH2OH

(5) CH2=CH-COOC2H5 => C2H5OH

(6) CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)-CH3 => CH3-CH2(CH3)-CH2-CH3-OH

Gồm có (1) (3) (4) (5) (6)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Cho các chất sau:

(1)   H – CO – O – C2H5

(2)   CH2 = CH – CO – O – C3H7

(3)   C6H5 – CO – O – CH = CH-CH3

(4)   CH2 = CH– O – CO – CH3

(5)   C6H5– CO -O– CH3

(6)   CH3 – CO – O – C6H5

Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với NaOH đun nóng thu được ancol?

  • A (1), (2), (5)
  • B (3), (4), (5)         
  • C (1), (3), (4), (6)
  • D (3), (4), (5), (6)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết PTHH, từ đó xác định các chất khi thủy phân thu được ancol.

Lời giải chi tiết:

Khi cho tác dụng với NaOH đun nóng thu được rượu: (1), (2), (5)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Cho sơ đồ phản ứng:

(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2

(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2

Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. X2 và Y2 có tính chất hóa học giống nhau là

  • A bị khử bởi H2 (to, Ni).
  • B bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.
  • C tác dụng được với Na.            
  • D tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do X1 và Y1 có cùng số C mà X1 có phản ứng với nước brom còn Y1 không phản ứng

=> X1 có chứa liên kết đôi, Y1 không chứa liên kết đôi

X: CH2=CHCOOCH2-CH3

Y: CH3-CH2COOCH=CH2

X1: CH2=CHCOONa

Y1: CH3-CH2COONa

X2: CH3-CH2-OH

Y2: CH3CHO

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close