50 bài tập Mạch có R,L,C mắc nối tiếp mức độ nhận biết

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng Zc. Tổng trờ của đoạn mạch là:

  • A \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}}
  • B \sqrt {{{\left| {{R^2} - \left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)} \right|}^2}}
  • C \sqrt {{{\left| {{R^2} - \left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)} \right|}^2}}
  • D \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Phương pháp: Sử dụng công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp

Tổng trở của mạch Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong một đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó

 

  • A gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm
  • B gồm điện trở thuần và tụ điện
  • C chỉ có cuộn cảm
  • D gồm cuộn thuần cảm và tụ điện

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp: Sử dụng công thức tính độ lệch pha tanφ = (ZL – ZC)/R

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Cách giải:

Ta có: \(\tan \varphi  = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

i sớm pha hơn u <=> ZL < ZC => mạch gồm điện trở thuần và tụ điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Mạch điện xoay chiều R, L,C mắc nối tiếp có ω thay đổi đượC.  Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là u = U0 cosωt. Điều chỉnh ω thấy khi giá trị của nó là ω1 hoặc ω2 (ω2 < ω1) thì dòng điện hiệu dụng đều nhỏ hơn cường độ hiệu dụng cực đại n lần (n > 1). Biểu thức tính R là

  • A \(R = \frac{{L\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{\sqrt {{n^2} - 1} }}\)
  • B \(R = \frac{{\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{L\sqrt {{n^2} - 1} }}\)
  • C  \(R = \frac{{L\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)}}{{{n^2} - 1}}\)
  • D \(R = \frac{{L{\omega _1}{\omega _2}}}{{\sqrt {{n^2} - 1} }}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp : Áp dụng điều kiện cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp RLC

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Ta có

\(\eqalign{
& {I_1} = {I_2} = {{{I_{max}}} \over n} = > {Z_1} = {Z_2} = > {\omega _1}L - {1 \over {{\omega _1}C}} = - {\omega _2}L + {1 \over {{\omega _2}C}} \cr
& \omega _0^2 = {\omega _1}{\omega _2} = {1 \over {LC}} = > {\omega _2}L = {1 \over {{\omega _1}C}};{I_1} = {{{I_{max}}} \over n} \cr
& = > {U \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {{\omega _1}L - {1 \over {{\omega _1}C}}} \right)}^2}} }} = {1 \over n}{U \over R} = > {n^2}{R^2} = {R^2} + {\left( {{\omega _1}L - {1 \over {{\omega _1}C}}} \right)^2} = {R^2} + {\left( {{\omega _1}L - {\omega _2}L} \right)^2} \cr
& = > \left( {{n^2} - 1} \right){R^2} = {\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)^2}{L^2} = > R = {{L\left( {{\omega _1} - {\omega _2}} \right)} \over {\sqrt {\left( {{n^2} - 1} \right)} }} \cr} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L. Tổng trở Z của đoạn mạch là

  • A \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {r + \omega L} \right)}^2}} \)
  • B \(Z = \sqrt {{R^2} + {r^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}}\)
  • C \(Z = \sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} \)
  • D \(Z = \sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + \omega L} \)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Tổng trở của đoạn mạch được xác định bởi công thức \(Z = \sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Gọi U là điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch; UR; UL; UC là điện áp hiệu dụng hai đầu R, L, C. Điều nào sau đây không thể xảy ra:

  • A UR  > UC
  • B U = UR = UL = UC
  • C UL > U
  • D UR > U

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết tổng hợp về hiệu điện thế trong mạch RLC

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Cách giải:

Trong mạch RLC mắc nối tiếp, ta có URmax = UAB

=> Hiệu điện thế trên R: UR ≤ UAB = U

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Công thức nào sau đây không đúng với mạch RLC nối tiếp?

  • A \(\overrightarrow U  = \overrightarrow {{U_R}}  + \overrightarrow {{U_L}}  + \overrightarrow {{U_C}} \)
  • B \(U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \)
  • C U=UR+UL+UC
  • D u=uR+uL+uC

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính  điện áp hiệu dụng, điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp

Lời giải chi tiết:

Công thức không đúng đối với mạch RLC mắc nối tiếp là U = UR + UL + UC

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điều kiện sảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC được diễn tả theo biểu thức nào?

  • A \(\omega = \frac{1}{{LC}}\)

     

  • B \({\omega ^2} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
  • C \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
  • D \({f^2} = \frac{1}{{2\pi LC}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sử dụng công thức điều kiện cộng hưởng.

Lời giải chi tiết:

Khi cộng hưởng ta có:

\({Z_L} = {Z_C} \Leftrightarrow \omega L = \frac{1}{{\omega C}} = > \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = > f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp.

  • A Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng trên mỗi phần tử
  • B Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng trên mỗi phần tử
  • C Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không thể nhỏ hơn hiệu điện hiệu dụng trên điện trở thuần R
  • D Cường độ dòng điện luôn trễ pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Công thức tính tổng trở của đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp là

  • A \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}} \)
  • B \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)
  • C \(Z = R + {Z_L} + {Z_C}\)
  • D \(Z = \sqrt {{R^2} - {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}} \)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một mạch điện xoay chiều R, L mắc nối tiếp có điện áp tức thời giữa hai đầu R, L và hai đầu mạch lần lượt là uR, uL, u. Hệ thức nào dưới đây đúng?

  • A uL = u – uR
  • B \(u = \sqrt {{u_R} + u_L^2} \)
  • C \(u = \sqrt {u_R^2 + u_L^2} \)
  • D \(u = \sqrt {u_R^2 + {u_L}} \)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn phương án Sai : Dòng điện xoay chiều   

  • A    Truyền qua cuộn cảm dễ dàng hơn so với dòng điện không đổi
  • B Truyền qua được tụ điện và càng khó qua nếu tần số giảm
  • C Được sử dụng rộng rãi hơn dòng diện một chiều     
  • D Có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Các đặc điểm của dòng điện xoay chiều

Lời giải chi tiết:

Dòng điện xoay chiều truyền qua cuộn cảm không dễ dàng hơn dòng điện một chiều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

  • A điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • B điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • C điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • D điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn mạch RLC nối tiếp thì điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn trễ pha hơn so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trong các đại lượng: điện trở thuần, cảm kháng và dung kháng. Đại lượng nào tỉ lệ thuận với tần số dòng điện?

  • A Điện trở thuần                       
  • B  Cảm kháng và dung kháng
  • C Dung kháng                      
  • D Cảm kháng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Công thức xác định cảm kháng, dung kháng

Lời giải chi tiết:

Ta có: ZL = ω.L

=> Cảm kháng tỉ lệ thuận với tần số góc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khi trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có cộng hưởng thì kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A ω = 1/LC
  • B Điện áp hai đầu mạch cùng pha với dòng điện trong mạch.
  • C Công suất trong mạch cógiátrị cực đại.
  • D Hệ số công suất của mạch cosφ = 1.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Điều kiện để mạch RLC cộng hưởng

Lời giải chi tiết:

Khi xảy ra cộng hưởng thì \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Xét mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp, gọi u, uR, uL, uC lần lượt là điện áp tức thời hai đầu mạch, hai đầu điện trở thuần R, hai đầu cuộn cảm thuần L, hai đầu tụ điện C. Quan hệ nào sau đây là đúng?

  • A uC ngược pha uL
  • B u cùng pha uR
  • C uC sớm pha hơn uR π/2
  • D uL trễ pha hơn uR π/2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Trong mạch RLC

- uR cùng pha với I; uL sớm pha π/2 so với i, uC trễ pha π/2 so với i

Lời giải chi tiết:

Trong mạch RLC uC ngược pha so với uL

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của mạch là

  • A \(\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)
  • B \(\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \omega C \right)}^{2}}}\)
  • C \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega C \right)}^{2}}}\)
  • D \(\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dung kháng ZC = (ωC)-1

Tổng trở \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Tổng trở \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(-\frac{1}{\omega C})}^{2}}}\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử là điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp thì

  • A uc luôn nhanh pha hơn i
  • B uR luôn cùng pha với i
  • C u luôn nhanh pha hơn i
  • D uL luôn chậm pha hơn i

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Mạch RLC có uR luôn cùng pha với i

Lời giải chi tiết:

Mạch RLC có uR luôn cùng pha với i

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Công thức tính tổng trở đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp là

  • A \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}\)
  • B \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}+{{Z}_{C}})}^{2}}}\)
  • C \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}{{({{Z}_{L}}+{{Z}_{C}})}^{2}}}\)
  • D Z = R + ZL + ZC

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công thức tính tổng trở mạch RLC là \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Công thức tính tổng trở mạch RLC là \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đặt một điện áp xoay chiều u vào hai đầu một mạch điện gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là i. Phát biểu nào dưới dây là đúng?

  • A u ngược pha với i. 
  • B u trễ pha so với i. 
  • C u vuông pha với i.
  • D u cùng pha với i.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cosωt. Điều kiện để có cộng hưởng điện trong mạch là

  • A LCω2 = R
  • B LCω2 = 1
  • C LC = Rω2
  • D LC = ω2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Điều kiện cộng hưởng mạch RLC là \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cộng hưởng mạch RLC là \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\Rightarrow {{\omega }^{2}}LC=1\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đặt điện áp u = U0.cosωt vào hai đầu một đoạn mạch điện nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ đện có điện dung C và cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L. Tổng trở của đoạn mạch là:

  • A \(\sqrt {R + L\omega  + \frac{1}{{C\omega }}} \)
  • B \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega  + \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
  • C \(R + L\omega  + \frac{1}{{C\omega }}\)
  • D \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega  - \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}  = \sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega  - \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)

Lời giải chi tiết:

Tổng trở của đoạn mạch là: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}  = \sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega  - \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tổng trở của một đoạn mạch xoay chiều gồm R, L,C ghép nối tiếp không thể tính theo công thức

  • A
    \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)
  • B
    \(Z = \sqrt {{R^2} - {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)
  • C
    \(Z = \frac{R}{{\cos \varphi }}\)
  • D
    \(Z = \frac{U}{I}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tổng trở của đoạn mạch RLC nối tiếp là  \(Z = \sqrt {{R^2} - {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)

Lời giải chi tiết:

Tổng trở của đoạn mạch RLC nối tiếp là  \(Z = \sqrt {{R^2} - {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đặt một điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t + \pi } \right)V\)

 vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh thì điện áp hiệu dụng giữa hai đoạn mạch bằng

  • A \(60\sqrt 2 V\)
  • B  

     120V                      

  • C \(200\sqrt 2 V\)
  • D  200 V

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Công thức tổng quát cho điện áp xoay chiều:  

\(u = U\sqrt 2 \cos (\omega t + \varphi )\)

Với U là giá trị hiệu dụng

Lời giải chi tiết:

Điện áp hiệu dụng là U = 200V

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì thấy cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch nhanh pha so với điện áp hai đầu mạch góc π/2.  Đoạn mạch này là đoạn mạch

  • A chỉ có điện trở thuần R
  • B chỉ có tụ điện C
  • C có cả điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L
  • D chỉ có cuộn cảm thuần L

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Mạch chỉ chứa tụ điện có dòng điện nhanh pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu mạch điện

Lời giải chi tiết:

Mạch chỉ chứa tụ điện có dòng điện nhanh pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu mạch điện

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch luôn sớm pha so với điện áp hai đầu

  • A đoạn mạch
  • B điện trở 
  • C tụ điện
  • D cuộn cảm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp: cường độ dòng điện trong mạch luôn sớm pha so với  điện áp hai đầu tụ điện

Lời giải chi tiết:

Trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp: cường độ dòng điện trong mạch luôn sớm pha so với  điện áp hai đầu tụ điện.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đặt điện áp \(\text{u = }{{\text{U}}_{\text{0}}}\text{cos }\!\!\omega\!\!\text{ t}\)vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tổng trở của đoạn mạch là

  • A \(Z=\sqrt{\left| {{R}^{2}}-{{(\omega C)}^{2}} \right|}\)
  • B \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{{{(\omega C)}^{2}}}}\)
  • C \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega C)}^{2}}}\)         
  • D \(Z=\sqrt{\left| {{R}^{2}}-{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}} \right|}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Công thức tổng trở của đoạn mạch gồm R, C nối tiếp:

\(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{C}^{2}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{C}^{2}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đặt điện áp \(u={{U}_{o}}\text{cos}\omega \text{t}\) vào hai đầu đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp. Điều chỉnh để \(\omega ={{\omega }_{o}}\) thì trong mạch có cộng hưởng điện,  \({{\omega }_{o}}\)được tính theo công thức :

  • A \(\frac{2}{\sqrt{LC}}\). 
  • B \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\)  
  • C \(2.\sqrt{LC}\)
  • D \(\sqrt{LC}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khi trong mạch có cộng hưởng điện: \({{\omega }_{o}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

Lời giải chi tiết:

Khi trong mạch có cộng hưởng điện: \({{\omega }_{o}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

 

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Gọi i, uR, uL, uC, u là các giá trị tức thời của dòng điện và các điện áp tức thời hai đầu điện trở,cuộn cảm,tụ điện và hai đầu mạch chính trên mạch RLC. Hãy chọn hệ thức đúng

  • A \(i = \frac{{{u_R}}}{R}\)
  • B  \(i = \frac{{{u_C}}}{{{Z_C}}}\)
  • C \(i = \frac{{{u_L}}}{{{Z_L}}}\)
  • D \(i = \frac{u}{Z}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu R nên ta có \(i = \frac{{{u_R}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu R nên ta có \(i = \frac{{{u_R}}}{R}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Chọn nhận định đúng:

  • A Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, điện áp và dòng điện là những dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha.
  • B Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, điện áp tức thời trễ pha  \(\frac{\pi }{2}\) so với dòng điện tức thời trong mạch.
  • C Trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện,điện áp tức thời sớm pha           \(\frac{\pi }{2}\) so với dòng điện tức thời trong mạch.
  • D Trong mạch RLC, điện áp hai đầu mạch luôn sớm pha so với dòng điện tức thời một góc φ, góc này được xác định tùy thuộc vào tính chất của mạch điện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, điện áp và dòng điện là những dao động điều hòa cùng tần số,cùng pha.

Lời giải chi tiết:

Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, điện áp và dòng điện là những dao động điều hòa cùng tần số,cùng pha.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong số các công thức sau,công thức nào sai?

  • A
    \({Z_C} = \frac{1}{{C.\omega }}\)
  • B ZL = ωL
  • C
    \(\;\cos \varphi = \frac{R}{Z}\)
  • D
    \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} + {Z_C})}^2}} \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ta có điện trở toàn mạch \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} + {Z_C})}^2}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có điện trở toàn mạch \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} + {Z_C})}^2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua đoạn mạch RLC nối tiếp. Cảm kháng của mạch được tính bởi công thức

  • A ZL = ωL
  • B \({Z_L} = \frac{1}{{\omega L}}\)
  • C \({Z_L} = \frac{L}{\omega }\)
  • D \({Z_L} = \frac{\omega }{L}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cảm kháng của mạch được tính bởi công thức ZL = ωL

Lời giải chi tiết:

Cảm kháng của mạch được tính bởi công thức ZL = ωL

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Độ lệch pha của u so với i trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp được tính bởi công thức 

  • A \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
  • B \(\tan \varphi = \frac{R}{{{Z_L} - {Z_C}}}\)
  • C \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} + {Z_C}}}{R}\)
  • D \(\tan \varphi = \frac{R}{Z}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Độ lệch pha của u so với i trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp được tính bởi công thức

\(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Độ lệch pha của u so với i trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp được tính bởi công thức

 \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch luôn cùng pha với

  • A điện áp giữa hai đầu tụ.                             
  • B điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.   
  • C điện áp giữa hai đầu điện trở thuần.          
  • D điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện i cùng pha với uR

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện i cùng pha với uR

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cảm kháng của cuộn dây trên đoạn mạch điện xoay chiều giảm xuống khi

  • A Điện trở thuần của cuộn dây giảm.     
  • B Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch giảm
  • C Trên đoạn mạch có tụ điện
  • D Tần số dòng điện chạy qua đoạn mạch giảm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cảm kháng ZL = ωL = 2πfL

Lời giải chi tiết:

Cảm kháng của cuộn dây trên đoạn mạch điện xoay chiều giảm xuống khi tần số dòng điện chạy qua đoạn mạch giảm

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đối vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu

  • A cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
  • B  tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
  • C đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
  • D cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng giản đồ vecto mô tả mối quan hệ về pha giữa các hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

Lời giải chi tiết:

Giản đồ vecto mạch RLC nối tiếp

Ta thấy điện áp hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm ngược pha nhau.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\) thì hệ số công suất của đoạn mạch là

  • A \(\dfrac{{\omega L}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} }}\)
  • B \(\dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} }}\)
  • C \(\dfrac{{\omega L}}{R}\) 
  • D \(\dfrac{R}{{\omega L}}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính hệ số công suất

Lời giải chi tiết:

Mạch gồm điện trở mắc nối tiếp với cuận cảm thuần, hệ số công suất của mạch: \(cos\varphi  = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} }}\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC điện áp \(u = 100.\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)V\) thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức  \(i = 2.\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)A\). Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là

  • A \(\frac{{ - \pi }}{6}\)
  • B \(\frac{{ - \pi }}{3}\)
  • C \(\frac{\pi }{2}\)
  • D \(\frac{\pi }{3}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i}\)

Lời giải chi tiết:

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là :

\(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{\pi }{3} - \frac{{ - \pi }}{6} = \frac{\pi }{2}\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt có U0 không đổi và w thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω1 bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω2. Hệ thức đúng là :

  • A \({\omega _1} + {\omega _2} = \frac{2}{{LC}}\).  
  • B \({\omega _1}.{\omega _2} = \frac{1}{{LC}}\)  
  • C \({\omega _1} + {\omega _2} = \frac{2}{{\sqrt {LC} }}\)
  • D \({\omega _1}.{\omega _2} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng $R\sqrt 3 $. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

  • A điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • B điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • C trong mạch có cộng hưởng điện.
  • D điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha $\frac{\pi }{6}$ so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Đặt vào hai đầu mạch R,L,C măc nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng trên R, trên cuộn dây thuần cảm và trên tụ điện lần lượt là 100 V, 200V và 300V, giá trị của U là

  • A 600 V
  • B \(100\sqrt 2 V\)
  • C 100 V
  • D \(600\sqrt 2 V\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Gía trị hiệu dụng của U được xác định bởi biểu thức \(U = \sqrt {U_R^2 + {{\left( {{U_L} - {U_C}} \right)}^2}}  = \sqrt {{{100}^2} + {{\left( {200 - 300} \right)}^2}}  = 100\sqrt 2 V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Một mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R, L, C và hai đầu mạch lần lượt là UR, UL, UC, U; tổng trở Z, cảm kháng ZL, dung kháng ZC (ZC ≠ ZL). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch được tính bằng

  • A \({{{U_L}} \over Z}\)
  • B \({U \over R}\)
  • C \({U \over {{Z_L}}}\)
  • D \({{{U_C}} \over {{Z_C}}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch được xác định bởi công thức

  • A \(\tan \phi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\)
  • B \(\tan \phi =\frac{R}{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}\)
  • C \(\tan \phi =\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{L}}-{{U}_{C}}}\)
  • D \(\tan \phi =\frac{{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}}{R}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều được xác định bởi công thức \(\tan \phi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều được xác định bởi công thức \(\tan \phi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch có R, L, c mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A  Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không phụ thuộc vào giá trị điện trở R.
  • B Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt gịá trị cực đại.
  • C  Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và giữa hai đầu cuộn cảm thuần có cùng giá trị.
  • D Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp.Kí hiệu uR , uL , uC tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C.Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là

  • A uL sớm pha một góc π/2 so với uC.
  • B uC trễ pha một góc π so với  uL
  • C uR sớm pha một góc π/2 so với uL .
  • D uR trễ pha một góc π/2 so với  uC

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Trong đoạn mạch chứa một trong 3 phần tử R, L, C thì

+ uR cùng pha với i

+ uL sớm pha hơn i một góc π/2

+ uC chậm pha hơn i một góc π/2

Lời giải chi tiết:

uC trễ pha một góc π so với  uL

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

 Trong mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch và điện áp giữa hai đầu mạch lần lượt là i = I0cos(wt) và u = U0cos(wt + φ). Cho biết mạch đang có cộng hưởng. Giá trị của φ là

  • A –π/2
  • B π/2
  • C 0
  • D

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khi mạch xảy ra cộng hưởng thì cường độ dòng điện và điện áp giữa hai đầu mạch cùng pha.

Lời giải chi tiết:

Khi mạch xảy ra cộng hưởng thì cường độ dòng điện và điện áp giữa hai đầu mạch cùng pha nên φ = 0.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, khi nói về giá trị tức thời của điện áp trên từng phần tử (uR; uL; uc) thì phát biểu nào sau đây đúng?

  • A ungược pha với uL.                                 
  • B uL trễ pha hơn ugóc π/2
  • C uC trễ pha hơn ugóc π/2                                               
  • D uR trễ pha hơn ugóc π/2 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC một điện áp xoay chiều u = U0cosωt. Nếu điện áp hiệu dụng UR = UL = 1/2UC thì dòng điện trong mạch

  • A trễ pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
  • B trễ pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
  • C sớm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
  • D sớm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch

Lời giải chi tiết:

 

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch được xác định theo công thức

 \(\tan \varphi  = {{{U_L} - {U_C}} \over {{U_R}}} = {{{U_R} - 2{U_R}} \over {{U_R}}} =  - 1 \Rightarrow \varphi  =  - {\pi  \over 4}\)

Như vậy dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp một góc π/4 rad

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp thì dòng điện nhanh pha hay chậm pha so với điện ápcủa đoạn mạch là tùy thuộc vào

  • A L và C.
  • B  R và C. 
  • C  R, L, C và ω. 
  • D  L, C và ω.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

+ Dòng điện nhanh pha hay chậm pha so với điện áp phụ thuộc vào L, C và ω.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Câu 1:    Đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử R và L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch được cho bởi công thức

  • A \({U_{RL}} = \sqrt {{U_R} + {U_L}} \)   
  • B \({U_{RL}} = \sqrt {\left| {U_R^2 - U_L^2} \right|} \) 
  • C \({U_{RL}} = \sqrt {U_R^2 + U_L^2} \) 
  • D \({U_{RL}} = U_R^2 + U_L^2\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính điện áp hiệu dụng của mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp R,L

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Điện áp  của mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử R và L được các định bởi công thức \({U_{RL}} = \sqrt {U_R^2 + U_L^2} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hai đầu mạch là u. Nếu dung kháng ZC = R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn

  • A nhanh pha \(\frac{\pi }{2}\) so với u.   
  • B nhanh pha \(\frac{\pi }{4}\)so với u.
  • C chậm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với u.    
  • D chậm pha \(\frac{\pi }{4}\)so với u.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

 Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close