50 bài tập Đại cương về dòng điện xoay chiều mức độ nhận biết, thông hiểu

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số là

  • A 100 Hz.       
  • B 50π Hz.      
  • C 100π Hz.     
  • D 50 Hz.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số là 50Hz

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ i = 4\cos {{2\pi t} \over T}(A)(T > 0). Đại lượng T được gọi là

 

  • A tần số góc của dòng điện.  
  • B chu kì của dòng điện.
  • C tần số của dòng điện.  
  • D pha ban đầu của dòng điện

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đại lượng T được gọi là chu kỳ của dòng điện xoay chiều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ i = 4cos(2πft + π/2) (A) (f > 0). Đại lượng f được gọi là

  • A pha ban đầu của dòng điện
  • B tần số của dòng điện.
  • C tần số góc của dòng điện.
  • D chu kì của dòng điện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đại lượng f được gọi là tần số của dòng điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi?

  • A Mạ điện, đúc điện    
  • B  Thắp sáng đèn dây tóc   
  • C  Nạp điện cho acquy    
  • D Tinh chế kim loại bằng điện phân

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về dòng điện (dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi)

Lời giải chi tiết:

Đáp án B 

Bếp điện, đèn dây tóc sử dụng được cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một dòng điện có phương trình i = 2cos100πt (A). Giá trị hiệu dụng của dòng điện là:

  • A 2A
  • B 4A
  • C \(\sqrt 2 A\)
  • D 6A

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng:  \(I = {{{I_0}} \over {\sqrt 2 }}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \({I_0} = 2A \Rightarrow I = {2 \over {\sqrt 2 }} = \sqrt 2 A\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u=200cos(100πt)V. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch xấp xỉ bằng.

  • A 100V.                                   
  • B  200V.                                 
  • C  141V.                                  
  • D 280V.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

\(U = {{{U_0}} \over {\sqrt 2 }}\)

Lời giải chi tiết:

Hiệu điện thế hiệu dụng \(U = {{{U_0}} \over {\sqrt 2 }} = {{200} \over {\sqrt 2 }} = 141V\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí:

  • A DCV 
  • B ACV  
  • C ACA
  • D  DCA

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tại thời điểm t = 0,5s, cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4A, đó là

  • A  cường độ tức thời. 
  • B cường độ hiệu dụng
  • C cường độ trung bình.   
  • D cường độ cực đại.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Số chỉ của ampe kế khi mắc nối tiếp vào đoạn mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị cường độ dòng điện

 

  • A hiệu dụng
  • B cực đại
  • C trung bình
  • D tức thời

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 3\sqrt 2 c{\text{os}}\left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)A\) là

  • A 6A
  • B \(1,5\sqrt 2 A\)
  • C \(3\sqrt 2 A\)
  • D 3A

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{3\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 3A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch có biểu thức\(i = 2\sqrt 3 \cos \omega t(A)\). Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là

  • A 2A
  • B \(2\sqrt 3 A\)
  • C \(\sqrt 6 A\)
  • D \(3\sqrt 2 A\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện là \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 6 A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều hình sin?

  • A Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian
  • B Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.
  • C Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian
  • D Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Dòng điện xoay chiều có tính chất nào sau đây:

  • A Cường độ và chiều thay đổi tuần hoàn theo thời gian
  • B Chiều dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian
  • C Cường độ thay đổi tuần hoàn theo thời gian.
  • D Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chọn câu đúng khi nói về điện áp ở hai đầu ra của sạc pin điện thoại ghi 5 V

 

  • A Điện áp một chiều 5 V
  • B Điện áp một chiều $$2,5\sqrt 2 V$$
  • C Điện áp xoay chiều có giá trị cực đại 5 V
  • D Điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 5 V

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều là i= I0cos (ωt+φ) (A). Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều đó là:

  • A \(I = \frac{{I{}_0}}{2}\)
  • B \(I = 2{I_0}\)
  • C \(I = {I_0}.\sqrt 2 \)
  • D \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng 400cm2, quay đều quanh trục đối xứng với khung với tốc độ góc 240 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vecto cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

 

 

  • A \(e = 6,4\pi c{\text{os}}\left( {8\pi t - \pi } \right)V\)
  • B \(e = 0,8c{\text{os}}\left( {8\pi t - \pi } \right)V\)
  • C \(e = 6,4\pi {.10^{ - 2}}c{\text{os}}\left( {8\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)V\)
  • D \(e = 6,4\pi c{\text{os}}\left( {8\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)V\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp: e trễ pha hơn ϕ góc π/2

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Cách giải:

Tần số góc: ω = 8π (rad/s)

Suất điện động cực đại: E0 = ωNBS = 8π.100.0,2.400.10-4 = 6,4π (V)

Gốc thời gian là lúc vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vecto cảm ứng từ => φϕ = π (rad) => φe = π/2 (rad)

=> Biểu thức của suất điện động: e = 6,4π.cos(8πt + π/2) (V)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

  • A khả năng tác dụng lực của nguồn điện. 
  • B  khả năng thực hiện công của nguồn điện.
  • C khả năng tích điện cho hai cực của nó.  
  • D khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

+ Suất điện động  của nguồn là đại lượng đặc trương cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng về tác dụng của dòng điện?

  • A    Dòng điện không thể đi qua lớp chuyển tiếp p-n nên không gây tác dụng gì.
  • B   Tác dụng cơ bản, đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ.
  • C    Dòng điện không đổi qua bình điện phân sẽ làm sinh ra các chất ở điện cực.
  • D Dòng điện qua dây dẫn có tác dụng nhiệt và sẽ tác dụng lực lên điện tích chuyển động ở lân cận

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Suất điện động xoay chiều trong máy phát xoay chiều một pha có giá trị hiệu dụng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A   Cảm ứng từ của nam châm phần cảm
  • B   Số vòng dây phần ứng
  • C Tốc độ quay của rôto.
  • D Vị trí ban đầu của rôt trong từ trường.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

viết biểu thức của suất điện động

Lời giải chi tiết:

Ta có từ thông được xác định bởi công thức:

\(\begin{gathered}
\Phi = N.B.S.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) \hfill \\
e = \frac{{d\Phi }}{{dt}} = - NBS\omega .\sin (\omega t + \varphi ) = > {E_0} = NBS\omega = > E = \frac{{NBS\omega }}{{\sqrt 2 }}V \hfill \\
\end{gathered} \)

Vậy E phụ thuộc vào số vòng dây của cuộn cảm N, cảm ứng từ B. tốc độ quay của Roto. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Từ thông qua một vòng dây dẫn là $\Phi  = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( {Wb} \right)$. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là

  • A $e =  - 2\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(V)$                         
  • B $e = 2\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(V)$
  • C $e =  - 2\sin 100\pi t(V)$    
  • D $e = 2\pi \sin 100\pi t(V)$

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Phương trình của từ thông và suất điện động cảm ứng: 

$\left\{ \matrix{
\Phi = BS.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = {\Phi _0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) \hfill \cr
e = - \Phi ' = \omega {\Phi _0}.\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) \hfill \cr} \right.$

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Cách giải:

- Từ thông qua một vòng dây dẫn là: $\Phi  = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( {Wb} \right)$

- Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây:

$e = 100\pi .\frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }.\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right) = 2.\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Ở nước ta, mạng điện dân dụng sử dụng điện áp 

  • A xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220V           
  • B một chiều với giá trị là 220 V.
  • C xoay chiều với giá trị hiệu dụng là

    \(220\sqrt 2 \)V        

  • D xoay chiều với giá trị cực đại là 220V 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều cho ta biết:

  • A giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
  • B giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.
  • C giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
  • D giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời i = 4\(\sqrt 2 \) cos (100pt - \(\frac{\pi }{4}\) ) (A). Tần số của dòng điện là

  • A f = 100π (Hz)                                    
  • B f = 50Hz

  • C  f =100(Hz)                                   
  • D f = 50π (Hz)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa tần số và tần số góc : ω = 2πf

Lời giải chi tiết:

Ta có

\(f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{{100\pi }}{{2\pi }} = 50Hz\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

 

  • A Điện áp
  • B Cường độ dòng điện.
  • C Suất điện động.
  • D Công suất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đại cương dòng điện xoay chiều

Lời giải chi tiết:

đại lượng  không dùng giá trị hiệu dụng là công suất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 2 \(\sqrt{2}\)cos(100πt + π/3 )(A) (t tính bằng s). Tần số của dòng điện là:

  • A

    50 Hz

  • B 100 Hz. 
  • C 25 Hz         
  • D 12,5 Hz

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Mối liên hệ giữa tần số và tốc độ góc: ω = 2πf

Lời giải chi tiết:

Tốc độ góc ω = 100π rad/s nên f = 50Hz

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều là dựa trên

  • A hiện tượng cảm ứng điện từ
  • B hiện tượng tự cảm.
  • C từ trường quay. 
  • D hiện tượng quang điện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Lời giải chi tiết:

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một khung dây dẫn có diện tích S và có N vòng dây. Cho khung quay đều với vận tốc góc ω trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\)  vuông góc với trục quay của khung. Tại thời điểm ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với cảm ứng ứng từ một góc π/3. Khi đó, suất điện động tức thời trong khung tại thời điểm t là

  • A e = NBSωcos(ωt + π/6)
  • B e = NBSωcos(ωt - π/3)
  • C e = NBSωsinωt
  • D e = - NBSωcosωt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Pha ban đầu là góc hợp bởi vec tơ pháp tuyến của khung dây với cảm ứng từ B.

Lời giải chi tiết:

Tại thời điểm ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với cảm ứng ứng từ một góc π/3, nên vec tơ pháp tuyến khung dây hợp với vec tơ cảm ứng từ góc π/6

Suất điện động trễ pha hơn từ thông góc π/2

=> Suất điện động tức thời trong khung: e = NBSωcos(ωt - π/3)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u = U\(\sqrt{2}\) cosωt (U và ω là các hằng số dương). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là:

  • A U\(\sqrt{2}\)
  • B ω
  • C ω\(\sqrt{2}\)
  • D U

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u = U\(\sqrt{2}\) cosωt (U và ω là các hằng số dương). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là U

Lời giải chi tiết:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u = U\(\sqrt{2}\) cosωt (U và ω là các hằng số dương). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là U

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

 Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là \(i = {I_0}cos(\omega t + \varphi ){\rm{ }}\left( {\omega  > 0} \right)\). Đại lượng ω được gọi là

  • A  cường độ dòng điện cực đại          
  • B  chu kỳ của dòng điện
  • C  tần số góc của dòng điện            
  • D  pha của dòng điện

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biểu thức của cường độ dòng điện: \(i = {I_0}cos(\omega t + \varphi ){\rm{ }}\left( {\omega  > 0} \right)\)

Đại lượng ω được gọi là tần số góc của dòng điện.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Dòng điện xoay chiều có biểu thức  \(i = 4cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)A\) , cường độ dòng điện cực đại là

  • A \({I_0} = 2\sqrt 2 A\)
  • B I0= 2A
  • C I0= 4A
  • D \({I_0} = 4\sqrt 2 A\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)A\) , cường độ dòng điện cực đại là I0

Lời giải chi tiết:

Dòng điện xoay chiều có biểu thức

\(i = 4{\rm{ }}cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)A\)

, cường độ dòng điện cực đại là 4A

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Xét về tác dụng tỏa nhiệt trong một thời gian dài dòng điện nào sau đây tương đương với một dòng điện không đổi có cường độ \(I = \sqrt 2 {I_0}\)

  • A
    \(i = \sqrt 2 {I_0}.cos(\omega t + \varphi )\)
  • B
    \(i = {I_0}^2.cos(\omega t + \varphi )\)
  • C
    \(i = 2{I_0}.cos(\omega t + \varphi )\)
  • D
    \(i = {I_0}.cos(\omega t + \varphi )\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tác dụng tỏa nhiệt trong 1 thời gian dài của dòng điện xoay chiều có cường độ cực đại Itương đương với dòng điện 1 chiều có cường độ: 

\(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Lời giải chi tiết:

Tác dụng tỏa nhiệt trong 1 thời gian dài của dòng điện xoay chiều có cường độ cực đại I0 tương đương với dòng điện 1 chiều có cường độ \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Vậy một dòng điện không đổi có cường độ

\(I = \sqrt 2 {I_0}\) thì có tác dụng tỏa nhiệt tương đương với dòng điện

\(i = 2{I_0}.cos(\omega t + \varphi )\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Cường độ dòng điện i = 4cos(120\(\pi \)t + \(\frac{\pi }{3}\)) (A) có pha ban đầu là

 

  • A

    4rad

     
  • B

    120π rad          

     
  • C

    \(\frac{\pi }{6}\)rad

     
  • D

    \(\frac{\pi }{3}\)rad

     

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện i = 4cos(120πt + \(\frac{\pi }{3}\)) (A) có pha ban đầu là \(\frac{\pi }{3}\).

 

 

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện i = 4cos(120πt + \(\frac{\pi }{3}\)) (A) có pha ban đầu là \(\frac{\pi }{3}\).

Chọn D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Điện áp \(u = 220\sqrt 2 c{\rm{os}}60\pi t\,\,\,\left( V \right)\) có giá trị cực đại bằng

  • A 60 V  
  • B \(220\sqrt 2 \,V\)  
  • C \(60\pi \,\,V\) 
  • D 220 V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương trình của điện áp: \(u = {U_0}c{\rm{os}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\,\left( V \right)\)

Trong đó U0 là điện áp cực đại.

Lời giải chi tiết:

Điện áp \(u = 220\sqrt 2 c{\rm{os}}60\pi t\,\,\,\left( V \right)\) có giá trị cực đại là \({U_0} = 220\sqrt 2 \,V\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Suất điện động \(e = 100.\cos \left( {100\pi t + \pi } \right)\,\left( V \right)\) có giá trị cực đại là:

 

  • A \(50\sqrt 2 \,\,V\)  
  • B  \(100\sqrt 2 \,\,V\)  
  • C  \(100\,\,V\)    
  • D \(50\,\,V\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Biểu thức của suất điện động: \(e = {E_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\,\left( V \right)\)

Trong đó E0 là suất điện động cực đại.

Lời giải chi tiết:

Biểu thức của suất điện động:

\(e = 100.\cos \left( {100\pi t + \pi } \right)\,\left( V \right) \Rightarrow {E_0} = 100V\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ \(i = 8\cos \dfrac{{2\pi }}{T}t\left( A \right)\) (T > 0). Đại lượng T được gọi là

  • A tần số góc của dòng điện.                
  • B tần số của dòng điện.
  • C pha ban đầu của dòng điện.                      
  • D chu kì của dòng điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dòng điện xoay chiều: \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = {I_0}\cos \left( {\dfrac{{2\pi }}{T}t + \varphi } \right)\) với \({I_0}\) là cường độ dòng điện cực đại; \(\omega \) là tần số góc; \(T\) là chu kì; \(\varphi \) là pha ban đầu

Lời giải chi tiết:

T gọi là chu kì của dòng điện

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Khung dây kim loại phẳng có diện tích \(S\), có \(N\) vòng dây, quay đều với tốc độ \(\omega \) quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ \(B\). Suất điện động cực đại xuất hiện trong khung dây có độ lớn là

  • A \({E_0} = \omega NBS\).       
  • B \({E_0} = \omega BS\).     
  • C \({E_0} = NBS\). 
  • D \({E_0} = BS\).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Suất điện động cực đại trong khung dây: \({E_0} = \omega NBS\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức \(e = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t + 0,25\pi )(V)\). Giá trị cực đại của suất điện động này là

  • A 220V
  • B \(220\sqrt 2 \) V
  • C 110V
  • D \(110\sqrt 2 \) V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Suất điện động \(e = E\sqrt 2 .\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)V\)

Trong đó: \({E_0} = E\sqrt 2 \) là suất điện động cực đại.

Lời giải chi tiết:

Biểu thức của suất điện động cảm ứng:

 \(e = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t + 0,25\pi )(V)\)

Giá trị cực đại của suất điện động này là: 

\({E_0} = 220\sqrt 2 V\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{O}}\text{cos}\omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai

  • A \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=2\)      
  • B \(\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0\) 
  • C \(\frac{U}{{{U}_{O}}}+\frac{i}{{{I}_{O}}}=\sqrt{2}\) 
  • D \(\frac{U}{{{U}_{O}}}-\frac{i}{{{I}_{O}}}=0\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dòng điện trong mạch chỉ có điện trở thuần, u và i cùng pha, không áp dụng công thức độc lập

Lời giải chi tiết:

Dòng điện trong mạch chỉ có điện trở thuần, u và i cùng pha, không áp dụng công thức độc lập => A sai

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Đặt điện áp xoay chiều có phương trình \({u_t} = 100\sqrt 2 .\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)(V)\) vào hai đầu mạch điện có R=100(Ω), dòng điện trong mạch có phương trình là: 

  • A  \(i = \sqrt 2 .\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)(A)\)
  • B \(i = \sqrt 2 .\cos \left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)(A)\)
  • C
    \(i = \sqrt 2 .\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)(A)\)
  • D
    \(i = \sqrt 2 .\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)(A)\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu R nên ta có

\(i = \frac{{{u_R}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu R nên ta có 

\(\begin{array}{l}
i = \frac{{{u_R}}}{R} = \frac{{100\sqrt 2 .\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)(V)}}{{100}} = \sqrt 2 .\sin \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right) = \sqrt 2 .cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{2}} \right)(A)\\
\Rightarrow i = \sqrt 2 .cos\left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)(A)
\end{array}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Trong giờ thực hành vật lí, một học sinh sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số như hình ảnh. Nếu học sinh này muốn đo điện áp xoay chiều 220 V thì phải xoay núm vặn đến

  • A vạch số 250 trong vùng DCV
  • B vạch 250 trong vùng ACV
  • C vạch số 50 trong vùng ACV
  • D vạch số 50 trong vùng DCV

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức sử dụng đồng hồ đo điện đa năng: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang ACV, để thang ACV cao hơn điện áp cần đo một nấc.

Lời giải chi tiết:

Muốn đo điện áp xoay chiều 220 V, phải xoay núm vặn đến vạch số 250 trong vùng ACV.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\) (\({U_0}\) không đổi) vào hai đầu điện trở \(R = 100\Omega \) thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở bằng \(400W\). Điện áp xoay chiều có giá trị cực đại bằng

  • A \(220V.\)
  • B \(200\sqrt 2 V.\)
  • C \(200V.\)
  • D \(220\sqrt 2 V.\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, công suất tỏa nhiệt trên R:

\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\\ \Rightarrow U = \sqrt {P.R}  = \sqrt {400.100}  = 200V\end{array}\)

\( \Rightarrow {U_0} = 200\sqrt 2 V\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Dòng điện xoay chiều sử dụng trong gia đình có thông số 220 V- 50 Hz. Nếu sử dụng dòng điện trên thắp sáng một bóng đèn sợi đốt 220 V – 100 W thì trong một giây đèn sẽ

 

  • A tắt đi rồi sáng lên 200 lần
  • B luôn sáng
  • C tắt đi rồi sáng lên 50 lần
  • D tắt đi rồi sáng lên 100 lần

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng

  • A 3000 Hz. 
  • B 50 Hz.
  • C 100 Hz.
  • D 30 Hz.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp: Áp dụng công thức tính tần số của máy phát điện xoay chiều

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

\(f = {{np} \over {60}}\) ( n vòng/phút)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Cường độdòng điện trong một đoạn mạch là  \(i = 6\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - {{2\pi } \over 3}} \right)A\) . Tại thời điểm t = 0, giá trị của i là

  • A \(3\sqrt 6 \,A\)
  • B \(-3\sqrt 6 \,A\)
  • C \(3\sqrt 2 \,A\)
  • D \(-3\sqrt 2 \,A\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

+ Ta có có \(i = 6\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - {{2\pi } \over 3}} \right)A\), tại \(t = 0 =  > i = 6\sqrt 2 \cos \left( {100\pi 0 - {{2\pi } \over 3}} \right) =  - 3\sqrt 2 A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)V\)vào hai đầu tụ điện. Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ có dạng \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \alpha } \right)A\). Giá trị của α là

  • A \(\frac{\pi }{2}\)
  • B \( - \frac{{2\pi }}{3}\)
  • C \(\frac{\pi }{3}\)
  • D \( - \frac{\pi }{2}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì i sớm pha hơn u một góc 0,5π. Vậy giá trị của α là\(\frac{\pi }{3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Từ thông qua một vòng dây dẫn có biểu thức \(\Phi  = {\Phi _0}\cos \left( {\omega t - {\pi  \over 6}} \right)\)  khi đó biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là  \(e = {\Phi _0}\omega .\cos \left( {\omega t + \varphi  - {\pi  \over {12}}} \right)\).  Giá trị của φ là

  • A \({\pi  \over 3}\,rad\)
  • B \( - {\pi  \over {12}}\,rad\)
  • C \( - {{7\pi } \over {12}}\,rad\)
  • D \({{5\pi } \over {12}}\,rad\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

+ Suất điện động xuất hiện trong mạch trễ pha hơn từ thông qua mạch một góc  

\( \to \varphi  - {\pi  \over {12}} + {\pi  \over 2} =  - {\pi  \over 6} \to \varphi  =  - {{7\pi } \over {12}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Khi từ thông qua một khung dây dẫn có biểu thức Φ = Φ0.cos(ωt + π/6) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có biểu thức e = E0.cos(ωt + φ). Biết Φ0, E0 và ω đều là các hằng số dương. Giá trị của φ là

  • A – π/6 rad
  • B π/6 rad
  • C – π/3 rad
  • D 2π/3 rad

Đáp án: C

Phương pháp giải:

e trễ pha hơn Φ góc π/2

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\varphi  = {\pi  \over 6} - {\pi  \over 2} =  - {\pi  \over 3}rad\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Khi từ thông qua một khung dây dẫn có biểu thức Φ = Φ0.cos(ωt + π/6) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có biểu thức e = E0.cos(ωt + φ). Biết Φ0, E0 và ω đều là các hằng số dương. Giá trị của φ là

  • A – π/6 rad
  • B π/6 rad
  • C – π/3 rad
  • D 2π/3 rad

Đáp án: C

Phương pháp giải:

e trễ pha hơn Φ góc π/2

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Ta có: \(\varphi  = \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{2} =  - \frac{\pi }{3}rad\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Phương trình của từ thông và suất điện động trong khung dây lần lượt là:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\Phi = {\Phi _0}.{\text{cos}}\left( {{\text{t}} + \varphi } \right)} \\
{{\text{e}} = {\Phi _0}\omega \sin \left( {{\text{t}} + \varphi } \right)}
\end{array}} \right.\)

Biểu thức sai là:

  • A  \(\frac{{\phi _{}^2}}{{\phi _0^2}} + \frac{{e_{}^2}}{{E_0^2}} = 1\)  
  • B  \(\phi _{}^2 + \frac{{e_{}^2}}{{\omega _{}^2}} = \phi _0^2\)          
  • C  \({E_0} = \omega .{\phi _0}\)    
  • D \(E = \frac{{{\phi _0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

\(\begin{gathered}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\Phi = {\Phi _0}.{\text{cos}}\left( {{\text{t}} + \varphi } \right)} \\
{{\text{e}} = {\Phi _0}\omega \sin \left( {{\text{t}} + \varphi } \right)}
\end{array}} \right. \Rightarrow {E_0} = {\Phi _0}\omega \hfill \\
\Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
{\left( {\frac{\Phi }{{{\Phi _0}}}} \right)^2} = {\sin ^2}\left( {{\text{t}} + \varphi } \right) \hfill \\
{\left( {\frac{e}{{{E_0}}}} \right)^2} = {\cos ^2}\left( {{\text{t}} + \varphi } \right) \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow {\left( {\frac{\Phi }{{{\Phi _0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{e}{{{E_0}}}} \right)^2} = 1 \hfill \\
\end{gathered} \)

Công thức liên hệ giữa suất điện động hiệu dụng và cực đại:

\(E = \frac{{{E_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Một bóng đèn neon được mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp \[u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,V.\]

  Đèn chỉ bật sáng khi điện áp đặt vào đèn vượt quá giá trị 100 V. Trong 1 giây đèn này bật sáng bao nhiêu lần?

  • A 50
  • B 120
  • C 60
  • D 100

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chu kì của dòng điện

\[T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,02s \to \Delta t = 50T = 1s\]

+ Trong mỗi chu kì có 2 lần đèn bật sáng  trong khoảng thời gian có 100 lần đèn bật sáng.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close