40 câu hỏi lý thuyết về phân bón hóa học có lời giảiLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Phân chứa hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân bón sau là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Tính phần trăm khối lượng của N từ đó suy ra phân chứa hàm lượng đạm cao nhất. Lời giải chi tiết: Tính tỉ lệ %mN(phân bón) thì: NaNO3 [16,47%] ; (NH2)2CO [46,67%] ; NH4Cl [26,17%] ; NH4NO3 [35%] Đáp án B Câu hỏi 2 : Cây trồng hấp thụ phân đạm dưới dạng nào?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Cây trồng hấp thụ N dưới dạng NH4+ và NO3-. Đáp án D Câu hỏi 3 : Ure (chứa khoảng 46% N) là loại phân đạm tốt nhất. Công thức hóa học của urê là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Công thức hóa học của ure là: (NH2)2CO. Đáp án D Câu hỏi 4 : Phát biểu đúng là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: A sai. Phân superphotphat đơn là Ca(H2PO4)2.2CaSO4 và phân superphotphat kép Ca(H2PO4)2 nếu cùng khối lượng thì hàm lượng P2O5 của phân đơn ít hơn phân kép B sai. Phân kali không cung cấp Natri C đúng. D sai. Cây trồng hấp thụ cả ion K+. Đáp án C Câu hỏi 5 : Phân kali cung cấp cho cây trồng hàm lượng nguyên tố nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Phân kali cung cấp cho cây trồng hàm lượng nguyên tố K+. Đáp án C Câu hỏi 6 : Công thức hóa học của phân supephotphat kép là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: - Phân supephotphat đơn: CaSO4, Ca(H2PO4)2. - Phân supephotphat kép: Ca(H2PO4)2. Đáp án B Câu hỏi 7 : Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua hàm lượng của
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua hàm lượng của P2O5. Đáp án B Câu hỏi 8 : Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm hai lá?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: NH4NO3 cung cấp N ở cả cation và anion nên được gọi là đạm hai lá. Đáp án B Câu hỏi 9 : Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất?
Đáp án: D Phương pháp giải: Hàm lượng đạm được xác định dựa vào phần trăm về khối lượng của N trong phân bón. Lời giải chi tiết: Trong các phân đạm đề bài cho, (NH2)2CO là phân có hàm lượng đạm cao nhất. Đáp án D Câu hỏi 10 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: D sai vì phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Đáp án D Câu hỏi 11 : Phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trong (NH2)2CO: %mN = \(\frac{{2.14}}{{60}}.100\% \) = 46,67% Đáp án D Câu hỏi 12 : Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón hóa học kép là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Ca(H2PO4)2 là superphotphat kép. Đáp án C Câu hỏi 13 : Chất nào sau đây có trong thành phần của phân kali?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phân kali là phân chứa K trong CTHH là KNO3 Đáp án D Câu hỏi 14 : Không nên bón phân đạm cùng với vôi lí do chính là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Xác định các phản ứng hóa học khi bón phân đạm cùng với vôi. Từ đó suy ra lý do không nên bón phân đạm cùng với vôi. Lời giải chi tiết: Phân đạm hòa tan trong nước: (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3 Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 ↓ + NH3 ↑ + H2O Nguyên tố N bị hao hụt dưới dạng khí NH3 nên làm mất tác dụng của phân đạm. Đáp án B Câu hỏi 15 : Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Cây xanh hấp thụ được N dưới dạng NH4+ và NO3-. Đáp án A Câu hỏi 16 : Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu hỏi 17 : Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phân đạm: chứa N Phân lân: chứa P Phân kali: chứa K Phân NPK thuộc phân hỗn hợp, Đáp án D Câu hỏi 18 : Cho các phát biểu sau: (1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5. (2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O. (3) Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3. (4) Nitrophotka là một loại phân phức hợp. (5) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp. (6) Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Số phát biểu đúng là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: (1) Sai. Phân lâncung cấp dưới dạng muối photphat (3) Sai. Amophot có thành phần chính là (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4 (4) Sai. Nitrophotka là phân hỗn hợp (6) Sai. Thành phần chính của phan superphotphat kép là Ca(H2PO4)2 Đáp án C Câu hỏi 19 : Loại phân bón nào sau đây không thích hợp với đất chua ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đất chua có quá nhiều H+ => không cần thêm NH4+ Đáp án C Câu hỏi 20 : Một loại phân kali có chứa 87% K2SO4 còn lại là các tạp chất không chứa kali, độ dinh dưỡng của loại phân bón này là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Giả sử có 100g phân kali, trong đó có 87g K2SO4 Độ dinh dưỡng = \(\frac{{{m_{{K_2}O}}}}{{{m_{phan}}}}.100\% \) Ta có : nK = 2nK2SO4 = 2nK2O => nK2O = \(\frac{{87}}{{174}}\)= 0,5mol => Độ dinh dưỡng = \(\frac{{94.0,5}}{{100}}.100\% = 47\% \) Đáp án D Câu hỏi 21 : Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón nào là phân bón kép :
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu hỏi 22 : Các nhận xét sau: (a) Thành phần chính của phân đạm ure là (NH2)2CO (b) Phân đạm amoni nên bón cho các loại đất chua (c) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3 (d) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho (e) NPK là một loại phân bón hỗn hợp (f) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn cho cây Số nhận xét sai là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các nhận xét sai: (b) sai: Phân đạm không nên bón cho loại đất chua vì phân đạm có tính axit do NH4+ thủy phân ra (d) sai vì độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng P2O5. Đáp án B Câu hỏi 23 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A. Đ B. S. Phân nitophotka là phân hỗn hợp. C. Đ D. Đ Đáp án B Câu hỏi 24 : Có các nhận xét sau: (a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. (b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho. (c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(HPO4)2. CaSO4. (d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây. (e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có K2CO3. (f) Amophot là một loại phân bón phức hợp. Số nhận xét sai là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các nhận xét sai: b) sai vì độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng P2O5 c) sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2. => Có 2 nhận xét sai Đáp án C Câu hỏi 25 : Chất nào sau đây thuộc loại phân đạm:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đáp án D Câu hỏi 26 : Thành phần chính của supephotphat kép là
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ca(H2PO4)2 và CaSO4 là supe photphat đơn Ca(H2PO4)2 là supe photphat kép Đáp án D Câu hỏi 27 : Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: HS ghi nhớ những nguyên tố mà các loại phân cung cấp: Đạm (N); lân (P); kali (K) Đáp án B Câu hỏi 28 : Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của :
Đáp án: D Phương pháp giải: Ghi nhớ cách đánh giá độ dinh dưỡng của một số loại phân: Đạm: %N Lân: %P2O5 Kali: %K2O Lời giải chi tiết: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng của P2O5 Đáp án D Câu hỏi 29 : Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ure (NH2)2CO là phân bón có thành phần N lớn nhất. Đáp án D Câu hỏi 30 : Khi bón phân lân cho cây trồng thì không được trộn supephotphat với vôi bột vì:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Supephotphat đơn có thành phần là CaSO4 và Ca(H2PO4)2 Supephotphat kép có thành phần là Ca(H2PO4)2 Khi trộn supephotphat với vôi bột sẽ có phản ứng sau xảy ra: Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 4H2O P trong phân bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2 => Làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón Đáp án A Câu hỏi 31 : Cho các nhận xét sau (a) Phân đạm amoni không nên bón cho đất chua (b) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng phần tram photpho (c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4 (d) Người ta dùng loại phân bón kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây (e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì chứa K2CO3 (f) Amophot là một loại phân bón phức hợp Số phát biểu sai là
Đáp án: C Phương pháp giải: Xem lại phân bón hóa học sgk hóa 11 Lời giải chi tiết: (a) Đúng vì muối amophot mang tính axit do NH4+ yếu (b) Sai vì độ dd của phân lân được tính bằng %P2O5 (c) Sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 (d) Đúng (e) Đúng (f) Đúng Đáp án C. Câu hỏi 32 : Cho phản ứng điều chế phân bón supephotphat kép: X + Y → Z. Biết Z là thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép. Hai chất X, Y lần lượt là
Đáp án: A Phương pháp giải: Thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 → Phản ứng điều chế Ca(H2PO4)2 Lời giải chi tiết: Thành phần dinh dưỡng chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 Phản ứng điều chế Ca(H2PO4)2 là : Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 nên hai chất X, Y lần lượt là Ca3(PO4)2 , 4H3PO4 Đáp án A . Câu hỏi 33 : Phân bón hoá học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phân đạm, lân, kali được đánh giá theo hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O. Đáp án C Câu hỏi 34 : Ứng dụng phổ biến nhất của amoni nitrat là làm phân bón, thuốc nổ quân sự. Amoni nitrat có công thức hóa học là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Amoni nitrat có công thức hóa học là NH4NO3. Đáp án C Câu hỏi 35 : Trong dân gian thường lưu truyền kinh nghiệm "mưa rào mà có giông sấm là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng". Vậy đạm trời chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào ?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: "Đạm trời" là phân đạm, có chứa nguyên tố dinh dưỡng N. Đáp án D Câu hỏi 36 : X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là
Đáp án: C Phương pháp giải: Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra nên X phải có nhóm NH4+. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ X phải có nhóm NO3-. Lời giải chi tiết: X là NH4NO3 vì: - Khi cho X tác dụng với NaOH thì có khí thoát ra ⟹ X có chứa NH4+ NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O - Khi cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm Cu thoát ra khí NO ⟹ X có chứa NO3- 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O Đáp án C Câu hỏi 37 : Thành phần hóa học chính của phân amophot là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Phân amophot có thành phần hóa học chính là: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. Đáp án A Câu hỏi 38 : Để giảm độ chua của đất, bên cạnh việc sử dụng vôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây có khả năng làm giảm độ chua của đất?
Đáp án: B Phương pháp giải: Đất nhiễm chua tức là dư môi trường axit (dư H+) do vậy ta có thể chọn phânđể trung hòa bớt lượng axit dư Lời giải chi tiết: Đất nhiễm chua tức là dư môi trường axit (dư H+) do vậy ta có thể bón Ca3(PO4)2 để trung hòa bớt lượng axit dư trong đất từ đó giảm được độ chua của đất Đáp án B Câu hỏi 39 : Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
Đáp án: D Phương pháp giải: Xem lại bài phân bón kiến thức sgk hóa 11 Lời giải chi tiết: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng : phân kali. Phân kali giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu đồng thời tăng sức chịu hạn, chịu rét và khả năng chống bệnh của cây Đáp án D Câu hỏi 40 : Hợp chất KCl được sử dụng làm phân bón hóa học nào sau đây?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: KCl có chứa nguyên tố K => được dùng làm phân kali Đáp án B Quảng cáo
|