40 bài tập lý thuyết về axit - bazo - muối có lời giải (phần 1)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh:

  • A HCl.     
  • B CH3COOH.      
  • C Al(OH)3.          
  • D C6H12O6.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất nào sau đây không phải muối axit:

  • A  NaHCO3.      
  • B KHSO3.     
  • C K2HPO4
  • D  Na2HPO3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về muối axit: Muối axit là muối có chứa nguyên tử H có khả năng phân li thành H+.

Lời giải chi tiết:

Na2HPO3 có chứa nguyên tử H nhưng nguyên tử H này không có khả năng phân li thành H+ nên không phải là muối axit.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho các dung dịch: NaOH, HCl, NH3, Na2CO3, CuSO4, NH4Cl. Nhúng quỳ tím vào từng dung dịch trên, số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các dung dịch làm quỳ hóa xanh là: NaOH; NH3; Na2CO3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

  • A Ca(OH)2 và Cr(OH)3.    
  • B Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
  • C Cr(OH)3 và Al(OH)3.       
  • D NaOH và Al(OH)3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?

  • A Na+      
  • B Fe3+    
  • C CO32-   
  • D Al3+

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho dãy các chất ZnO, Cr2O3, SiO2, Ca(HCO3)2, NH4Cl, Na2CO3, ZnSO4, Zn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:

  • A 4
  • B 5
  • C 7
  • D 6

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất lưỡng tính : ZnO ; Cr2O3 ; Ca(HCO3)2 ; Zn(OH)2 ; Pb(OH)2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra cation OH-.
  • B Muối axit là muối mà anion gốc axit có hiđro.
  • C Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
  • D Muối axit là muối mà anion gốc axit có khả năng cho anion OH-.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai, vì OH- không phải là cation.

B sai, vì muối axit là muối mà anion gốc axit có H và có khả năng phân li ra ion H+.

C đúng

D sai

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Theo Arenius thì hidroxit nào sau đây không phải chất lưỡng tính?

  • A Zn(OH)2.
  • B Pb(OH)2.
  • C Al(OH)3.
  • D Mg(OH)2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Theo Arenius, hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazo.

Lời giải chi tiết:

Mg(OH)2 khi tan trong nước chỉ phân li theo kiểu bazo nên không phải là chất lưỡng tính.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chất lưỡng tính là chất vừa có thể cho và nhận proton (H+)

Lời giải chi tiết:

Các chất có tính lưỡng tính là: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH?

  • A Mg(OH)2, NaCl, Al(OH)3.
  • B Al(OH)3, NaHCO3, Zn(OH)­2.
  • C CO2, Zn(OH)2, NaHCO3.
  • D Sn(OH)2, K2SO4, dd NH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A loại, vì Mg(OH)2 chỉ phản ứng với HCl, NaCl không phản ứng với chất nào

B đúng

C loại, vì COchỉ phản ứng với NaOH

D loại, vì K2SO4 không phản ứng với chất nào, dd NH3 chỉ phản ứng với HCl

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào dưới đây chính xác ?

  • A Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
  • B Muối axit là muối mà anion gốc axit có hiđro.
  • C Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra cation OH-.
  • D Muối axit là muối mà anion gốc axit có khả năng cho anion OH-.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A đúng

B và D sai vì muối axit là muối anion gốc axit có H có thể phân li ra H+

C sai vì bazo là chất có khả năng nhận proton (H+)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Những kết luận nào đúng theo thuyết Arenius:

1. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô là một axit.

2. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là một bazơ.

3. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô và phân li ra H+ trong nước là một axit.

4. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH và phân li ra OH trong nước là một bazơ.

  • A 1, 2.
  • B 3, 4.
  • C 1, 3.
  • D 2, 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung thuyết Arenius.

Lời giải chi tiết:

Theo thuyết Arenius:

+ Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô và phân li ra H+ trong nước là một axit.

+ Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH và phân li ra OH trong nước là một bazơ.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu sau:

  • A Muối là hợp chất tan trong nước phân li ra cation kim loại( hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
  • B Hiđroxít lưỡng tính là chất vừa có thể phản ứng với axit và bazơ
  • C Muối trung hòa là muối  mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+
  • D Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra H+

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ

B sai vd như Al2O3 vừa phản ứng được với axit và bazơ nhưng không được gọi là hiđroxit lưỡng tính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Theo thuyết Arenius thì chất nào sau đây là axit?

  • A HCl.
  • B NaCl.
  • C LiOH.
  • D KOH.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Theo Arenius, axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.

Lời giải chi tiết:

HCl khi tan trong nước phân li ra ion H+ nên theo Arenius HCl là một axit.

HCl → H+ + Cl-

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Theo thuyết Arenius thì chất nào sau đây là bazo?

  • A HCl  
  • B KNO3  
  • C NaHCO3      
  • D KOH

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Theo Arenius, bazo là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy KOH tan trong nước phân li ra ion OH- nên là một bazo.

KOH → K+ + OH-

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hiđroxit nào sau đây không phải hiđroxit lưỡng tính?

  • A Zn(OH)2.  
  • B Al(OH)3.    
  • C Ba(OH)2.   
  • D Pb(OH)2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dãy gồm những chất  hiđroxit lưỡng tính là

  • A Ca(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2      
  • B Ba(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2   
  • C Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2     
  • D Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

A.SAI vì Ca(OH)2 là bazơ

B.SAI vì Ba(OH)2 là bazơ

D.SAI vì  Fe(OH)3 và Mg(OH)2 là bazơ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính?

  • A Cl, Na+, NH4+, H2O   
  • B ZnO, Al2O3, H2O          
  • C Cl, Na+          
  • D NH4+, Cl, H2O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Tính chất trung tính là chất không cho cũng không nhận proton(H+)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dãy nào sau đây gồm các muối axit?

  • A NaHSO4, NaHSO3, K2HPO3, KHCO3.    
  • B KHS, NaHS, KH2PO3, NaH2PO4.
  • C NaHS, KHS, Na2HPO3, Na2HPO4.              
  • D NaHCO3, KHSO3, K3PO4, NaH2PO4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Muối axit là muối mà H trong anion gốc axit có khả năng phân li ra ion H+.

A. SAI vì K2HPO3 là muối trung hòa, dù còn H trong muối nhưng H này không thể phân li ra H+  được.

C. SAI vì Na2HPO3 là muối trung hòa.

D. SAI vì K3PO4 là muối trung hòa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho các axit sau :(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3); (2) HClO (Ka = 5,10-8); (3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5); (4) HSO4- (Ka = 10-2).

Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần ?

  • A  (1) < (2) < (3) < (4).          
  • B  (4) < (2) < (3) < (1).     
  • C  (2) < (3) < (1) < (4).               
  • D  (3) < (2) < (1) < (4).

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Gía trị hằng số Ka càng nhỏ thì tính axit càng yếu

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

H3PO3 là axit hai lần axit, vậy hợp chất Na2HPO3 là:

  • A Muối axit.
  • B Muối trung hòa.
  • C Muối bazơ.
  • D Không thể xác định được.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

H3PO3 là axit hai lần axit tức là gốc HPO32- không phân li được ra H+, vậy hợp chất Na2HPO3 là muối trung hòa.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

  • A  HCl.    
  • B Na2SO4.     
  • C NaOH. 
  • D KCl.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Muối nào sau đây là muối axit?

 

  • A Na2CO3.
  • B CH3COONa.
  • C NaClO.
  • D NaHSO4.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Muối axit là muối trong phân tử có nguyên tử H có khả năng phân li ra H+.

Lời giải chi tiết:

Phân tử NaHSO4 có chứa nguyên tử H và có khả năng phân li ra H+:

\(\begin{array}{l}NaHS{O_4} \to N{a^ + } + HS{O_4}^ - \\HS{O_4}^ -  \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + S{O_4}^{2 - }\end{array}\)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong các chất bên dưới, chất có môi trường trung tính là:

  • A HClO3.
  • B Ba(OH)2.
  • C (NH4)2SO4.
  • D BaCl2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Bazo có pH>7

- Axit có pH<7

- Muối: 

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)

+ Muối tạo bởi axit yếu và bazo manh => MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh => MT trung tính (pH = 7)

Lời giải chi tiết:

A. HClO3 có MT axit

B. Ba(OH)2 có MT bazo

C. (NH4)2SO4 tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh H2SO4 => MT axit

D. BaCl2 tạo bởi bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HCl => MT trung tính

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Muối nào sau đây là muối trung hòa?

  • A NaHCO3.
  • B Na2HPO3.
  • C NaHSO4.
  • D NaH2PO4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Muối trung hòa là muối không chứa H hoặc chứa H nhưng không có khả năng phân li ra H+.

Lời giải chi tiết:

Na2HPO3 có nguyên tử H nhưng không có khả năng phân li ra H+ nên là muối trung hòa.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dd HCl, và dd NaOH là

  • A 4
  • B 6
  • C 5
  • D 7

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Al ; Al2O3 ; Zn(OH)2 ; NaHS ; KHSO3 ; (NH4)2CO3

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho các muối sau : NaHCO3 ; NaHSO4 ; Na2HPO3 ; NaHSO3 ; (NH4)2CO3 ; Na2HPO4. Số muối axit là:

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 6

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các muối axit : NaHCO3 ; NaHSO4 ; NaHSO3 ; Na2HPO4

Na2HPO3 là muối trung hòa

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Theo thuyết về axit – bazơ của A-rê-ni-ut, kết luận nào dưới đây là đúng:

  • A Bazơ là những hợp chất trong thành phần không nhất thiết phải có nhóm OH-.
  • B Một hợp chất được gọi là axit khi thành phần của nó có hiđrô.
  • C Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- được gọi là bazơ.
  • D Bazơ là những chất cho proton.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nhận định nào sau đây về muối là đúng nhất:

  • A Muối là hợp chất có khả năng phản ứng với bazơ.  
  • B Muối là một hợp chất vẫn còn hiđro trong phân tử.
  • C Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và gốc axit.
  • D Muối là hợp chất vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation .

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Theo Ahrenius thì kết luận nào sau đây đúng?

  • A Bazơ là chất nhận proton
  • B Axit là chất tan trong nước  phân li cho ra cation H+
  • C  Axit là chất nhường proton
  • D Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và gốc axit.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chất nào sau đây là axit theo quan niệm của A-rê-ni-ut:

  • A  HCl khí
  • B NH4Cl
  • C KHCO3
  • D H2SO4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Dung dịch nào làm quì tím hóa xanh :

  • A Na2CO3      
  • B HNO3        
  • C HCl      
  • D NaCl

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Dãy nào dưới đây đều gồm các chất lưỡng tính?

  • A Fe(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3.
  • B Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3.
  • C Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2.
  • D Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất lưỡng tính Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cho các chất sau: Cr(OH)3, AlCl3, ZnO, Mg(OH)2, CrO3, Al2O3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính là:

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất lưỡng tính là: Cr(OH)3, ZnO, Al2O3. Vậy có 3 chất lưỡng tính.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2CO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

  • A 4
  • B 5
  • C 6
  • D 7

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất vừa phản ứng với HCl, vừa phản ứng với NaOH là: Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Cho dãy chất sau: Al, Cr2O3, Al2O3, Mg(OH)2, CrO3, ZnO, NaHCO3, NaHS, glyxin, CH3COONH4, HCOOCH3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính là:

  • A 7
  • B 8
  • C 9
  • D 10

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Có 7 chất lưỡng tính: Cr2O3, Al2O3, ZnO, NaHCO3, NaHS, glyxin, CH3COONH4.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Dãy gồm các axit 2 nấc là: 

  • A HCl, H2SO4; H2S; CH3COOH
  • B H2CO3; H2SO3; H3PO4; HNO3
  • C H2SO4; H2SO3; HF; HNO3     
  • D H2S; H2SO4; H2CO3; H2SO3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?

  • A NH4Cl.            
  • B Na2CO3.          
  • C Na3PO4.           
  • D NaCl.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Cho các axit sau:

(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)                                                       

(2) HOCl (Ka = 5.10-8)

(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)                                               

(4) H2SO4 (Ka = 10-2)

Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?

  • A (1) < (2) < (3) < (4)
  • B (4) < (2) < (3) < (1) 
  • C (2) < (3) < (1) < (4)
  • D (3) < (2) < (1) < (4)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ka càng lớn tính axit càng mạnh.

Lời giải chi tiết:

Ka càng lớn tính axit càng mạnh nên ta có sự sắp xếp tính axit như sau:

(2) HOCl < (3) CH3COOH < (1) H3PO4 < (4) H2SO4

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

  • A Dung dịch BaCl2.        
  • B Dung dịch CuSO4.      
  • C Dung dịch Na2CO3
  • D Dung dịch NH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Những dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím chuyển thành đỏ.

Lời giải chi tiết:

A. Dung dịch BaCl2 tạo bởi axit mạnh HCl và bazo mạnh Ba(OH)2 => môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím

B. Dung dịch CuSO4 tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazo yếu Cu(OH)2 => môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ

C. Dung dịch Na2CO3 tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazo mạnh NaOH => môi trường bazo => làm quỳ tím chuyển xanh

D. Dung dịch NH3 có môi trường bazo => làm quỳ tím chuyển xanh

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close