30 bài tập về liên kết ion - tinh thể ion có lời giải (phần 2)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Muối ăn có nhiệt độ nóng chảy là 8010C, ở trạng thái rắn muối ăn có cấu trúc mạng tinh thể là:

  • A tinh thể ion     
  • B tinh thể kim loại
  • C tinh thể phân tử           
  • D  tinh thể nguyên tử

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:


Muối ăn ở trạng thái rắn có cấu trúc mạng tinh thể ion

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho nguyên tử nguyên tố A và nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là ns2np5 và ns1. Liên kết hóa học được hình thành giữa A và B là:

  • A Liên kết ion     
  • B Liên kết cộng hóa trị
  • C Liên kết cho – nhận            
  • D Liên kết hiđro       

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài ns2np5  , => chỉ cần nhận 1 e để đạt cấu hình bền vững  : A-

nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1  => cho đi 1 e để đạt cấu hình bền vững  : B+

=>  Liên kết ion

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phân tử nào sau đây được hình thành từ liên kết ion?

  • A HCl    
  • B KCl         
  • C NCl3   
  • D SO2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

K : 1s22s22p63s23p64s1 : cho đi 1 e để đạt cấu hình bền vững  : K+

Cl : 1s22s22p63s23p5 : nhận 1 e để đạt cấu hình bền vững  : Cl-

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thứ tự tăng dần độ phân cực trong dãy nào sau đây là đúng?

  • A KBr, NaBr, NaCl, LiF
  • B NaBr, KBr, NaCl, LiF
  • C NaCl, NaBr, KBr, LiF
  • D NaCl, NaBr, LiBr, KF

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Trong 1 nhóm thì

K ( 0,82 )  > Na ( 0,93 )  > Li  ( 0,98 ) về tính kim loại và nhỏ hơn về độ âm điện

F ( 3,98 )  > Cl ( 3,16 ) > Br  ( 2,96 )  về tính phi kim và độ âm điện

Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh ( kim loại mạnh với phi kim mạnh )

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho nguyên tố clo (Z = 17). Cấu hình electron của ion Cl- là:

  • A 1s22s22p6         
  • B 1s22s22p63s23p64s2
  • C 1s22s22p63s23p4          
  • D 1s22s22p63s23p6

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

clo (Z = 17) : 1s22s22p63s23p5 =>  Cl-  ( được nhận thêm 1 e để thành -1 ) : 1s22s22p63s23p6

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho dãy các oxit sau đây: Na2O; MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7. Số oxit mà liên kết trong phân tử thuộc loại liên kết ion là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Na2O; MgO; Al2O3 : hiệu độ âm điện lớn hơn 1,7 là liên kết ion

Liên kết ion thường chỉ xuất hiện giữa liên kết của kim loại mạnh với phi kim mạnh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho X( Z =9), Y( Z = 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là:

  • A ion      
  • B CHT có cực
  • C CHT không cực       
  • D cho- nhận

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

X (Z = 9) : 1s22s22p5 : cần nhận 1 e để đạt cấu hình bền vững : X-

Y (Z = 19 ) : 1s22s22p63s23p64s1  : cần cho 1 e để đạt cấu hình bền vững : Y+

=>Tạo thành liên kết ion 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong số các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

cấu hình ion có electron 1s22s22p63s23p6 : ( 18 e lectron )

nếu là kim loại => là K ( 19 ) , Ca ( 20 )

nếu là phi kim => Là Cl ( 17 ) , S ( 16 )

CaCl2, K2S, KCl

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành:

  • A ion dương có nhiều proton hơn  
  • B ion dương có số proton không thay đổi
  • C ion âm có nhiều proton hơn   
  • D  ion âm có số proton không thay đổi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Vd : Na ( Z = 11 ) => Na+  ( 10 e ) khi nhường đi 1 e Na còn 10 e nhưng trong hạt nhân vẫn chứa 11 P  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là:

  • A  Na2O, SiO2, P2O5     
  • B MgO, Al2O3, P2O5
  • C Na2O, MgO, Al2O3           
  • D SO3, Cl2O3, Na2O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Hiệu độ âm điện lớn hơn 1,7 là liên kết ion :

Liên kết ion chỉ xảy ra ở các kim loại mạnh ( độ âm điện bé )  với các phi kim mạnh ( độ âm điện lớn )

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20. Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:

  • A 1s22s2p63s23p64s1    
  • B 1s22s2p6
  • C 1s22s2p63s23p6             
  • D 1s22s2p63s23p63d10

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Ca ( Z = 2 0) : 1s22s2p63s23p64s2  => Ca2+ : 1s22s2p63s23p6 ( mất đi 2 e để đạt cấu hình bền vững )

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một nguyên tố R và  một nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 3s1 và 3s23p5.

a) Nguyên tố R và X lần lượt là:

A. Na và Br                             B. Na và Cl                             C. K và Br                              D. K và Cl

b) Công thức phân tử giữa chúng và loại liên kết hình thành trong hợp chất thu được là:

A. NaBr : liên kết cộng hóa trị                                                B. NaCl : liên kết cộng hóa trị

C. NaCl : liên kết ion                                                              D. KBr: liên kết ion

  • A B và C
  • B A và D
  • C B và A
  • D C và A

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

a) Đáp án B

R : 3s1 => 1s22s2p63s1 : có 11 e tất cả => Na

X : 3s23p5 : => 1s22s2p63s23p5 : có 17 e tất cả  => Cl

b) Đáp án C

Na : 1s22s2p63s1 : cho 1 e để tạo cấu hình bền vững => Na+

Cl : 1s22s2p63s23p5 : cần nhận 1 e để tạo cấu hình bền vững  => Cl-

ð  Hợp chất là : NaCl  : liên kết ion

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

X và Y đều là hợp chất ion cấu tạo thành từ các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p6. Tổng số hạt proton, notron, electron trong phân tử X và Y lần lượt là 92 và 60. X và Y lần lượt là:

  • A MgO; MgF2    
  • B MgF2 hoặc Na2O; MgO
  • C Na2O; MgO hoặc MgF2    
  • D MgO; Na2O

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Kim loại  Cho e để đạt cấu hình bền vững 1s22s22p6

Phi kim nhận e để đạt cấu hình bền vững 1s22s22p6

Số E của kim loại nằm trong khoảng từ 11 đến 13 : gồm : Na , Mg , Al

Số E của phi kim nằm trong khoảng từ 7 đến 9 : gồm :  N , O  , F

Vì số hạt X và Y lần lượt là 92 và 60 số hạt trong X lớn hơn trong  Y quá nhiều

ð  X được cấu tạo từ 3 nguyên tử , còn Y cấu tạo từ 2 nguyên tử

ð  Y là : NaF , hoặc MgO hoặc  AlN

ð  X là : Na2O hoặc MgF2

 ,  ,   ,  , ,

ð  NaF : có : 11+ 23 + 19 + 9 = 62 hạt  ( loại )

ð  MgO : có : 24 + 12 + 16 + 8 = 60 hạt  ( chọn )

ð  AlN : có : 27 + 13 + 14 + 7 = 61 hạt ( loại )

ð  Na2O : có : 2. ( 23 + 11 ) +  16 + 8 = 92 hạt ( chọn )

ð  MgF2 : có  24 + 12 + 2 . ( 9 + 19 ) = 92 hạt  ( chọn )

Vậy X là MgF2 hoặc Na2

       Y là : MgO

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết:

  • A cộng hoá trị    
  • B Kim loại      
  • C Ion  
  • D Cho nhận

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X có cấu hình electron 1s22s22p63s2 => X thuộc nhóm IIA => KL điển hình

Y có cấu hình electron 1s22s22p5 => Y thuộc nhóm VIIA => PK điển hình

Liên kết hóa học giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử

  • A S2-
  • B Al3+     
  • C NH4+
  • D Ca2+

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ion đa nguyên tử được tạo thành từ nhiều nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Ion đa nguyên tử là NH4+.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion: 

  • A Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. 
  • B Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  • C Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. 
  • D Ion là phần tử mang điện. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai vì ion âm được gọi là anion còn ion dương được gọi là cation.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A NH4+
  • B NO3-
  • C Cl-
  • D OH-

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Cl- là ion đơn nguyên tử.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi 

  • A lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.            
  • B các electron độc thân. 
  • C các electron dùng chung.         
  • D các electron tự do. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây chứa liên kết ion?

  • A N2
  • B CH4
  • C KCl. 
  • D NH3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion.

Lời giải chi tiết:

Liên kết giữa K và Cl là liên kết ion.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa

  • A cation và anion.
  • B các ion mang điện tích cùng dấu.
  • C cation và electron tự do.        
  • D electron dùng chung và hạt nhân nguyên tử.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về liên kết ion và sự hình thành các ion.

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

(ion dương: cation; ion âm: anion)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Liên kết ion trong NaCl được hình thành do

  • A hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.
  • B mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung một electron.
  • C nguyên tử clo nhường electron, nguyên tử Na nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl.
  • D nguyên tử Na nhường electron, nguyên tử clo nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

NaCl là hợp chất ion, viết quá trình hình thành NaCl.

Lời giải chi tiết:

- NaCl được hình thành từ 1 kim loại điển hình (Na) và 1 phi kim điển hình (Cl) nên liên kết trong NaCl là liên kết ion.

- Na nhường electron tạo thành ion dương, Cl nhận electron tạo thành ion âm.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong các ion dưới đâu, ion nào là cation?

  • A Cl-
  • B Al3+
  • C S2-
  • D SO42-

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hình thành ion dương, ion âm.

Lời giải chi tiết:

Ion là những phần tử mang điện. Cation là những phần tử mang điện tích dương.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà R có thể tạo thành là

  • A R-.
  • B R3-.
  • C R+.
  • D R3+.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nhận xét quá trình R nhận thêm 5 electron hay nhường 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm dễ hơn?

Lời giải chi tiết:

R dễ nhường 3 electron để đạt cấu hình của khí hiếm [He].

R ® R3+ + 3e

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nguyên tử nào dưới đây nhường 2 electron để đạt cấu trúc ion bền:

  • A Mg (Z = 12).
  • B F (Z = 9).
  • C Na (Z = 11).
  • D O (Z=8).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron của các nguyên tử để xét xem xu hướng nhận thêm hay nhường electron để đạt cấu hình của khí hiếm dễ hơn.

Lời giải chi tiết:

Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 → Mg2+ + 2e → A đúng

F (Z = 9): 1s22s22p5 + 1e → F-B sai

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 → Na+ + 1e → C sai

O (Z=8): 1s22s22p4 + 2e → O2-D sai

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho 3 ion: 11Na+, 12Mg2+, 9F. Tìm câu khẳng định sai.

  • A 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.
  • B 3 ion trên có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • C 3 ion trên có số electron bằng nhau.
  • D 3 ion trên có số proton bằng nhau.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết quá trình hình thành các ion và tính số e, p.

Lời giải chi tiết:

11Na: 1s22s22p63s1 → Na +: 1s22s22p6 + 1e

12Mg: 1s22s22p63s2 → Mg2+: 1s22s22p6 + 2e

9F: 1s22s22p5 + 1e → F-: 1s22s22p6

- 3 ion có cùng cấu hình electron của khí hiếm [Ne] → A đúng

- 3 ion có 8 electron lớp ngoài cùng → B đúng

- 3 ion có 10 electron → C đúng

- Na+ có 11p, Mg2+ có 12p, F- có 9p → D sai

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Số electron trong cation \(N{H_4}^ + \) là (biết số proton của N: 7, H: 1)

  • A 11.
  • B 10.
  • C 9.
  • D 8.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khi tính tổng số electron, nếu là cation Mn+ thì phải lấy tổng số electron của các nguyên tử trừ n.

Lời giải chi tiết:

Số electron trong  là: 7 + 1.4 – 1 = 10

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Liên kết được hình thành giữa một phi kim điển hình và một kim loại điển hình là

  • A liên kết ion.               
  • B liên kết cộng hóa trị.
  • C liên kết kim loại.     
  • D liên kết hiđro.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết về liên kết hóa học

Lời giải chi tiết:

Liên kết được hình thành giữa một phi kim điển hình và một kim loại điển hình là liên kết ion

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành:

  • A Ion dương có nhiều proton hơn.
  • B Ion dương có số proton không thay đổi.
  • C Ion âm có nhiều proton hơn.
  • D Ion âm có số proton không thay đổi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sự tạo thành liên kết ion do quá trình nhường / nhận electron tạo thành các cation và anion → hút nhau do tĩnh điện trái dấu.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử nhường electron hóa trị tạo thành ion dương, số electron giảm nhưng số proton không thay đổi.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20.Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:

  • A 1s22s22p63s23p64s1.
  • B 1s22s22p6.   
  • C 1s22s22p63s23p6.
  • D 1s22s22p63s23p63d10

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Quá trình hình thành ion là quá trình nhường/ nhận thêm electron. Viết cấu hình electron nguyên tử Ca.

Lời giải chi tiết:

Ca: 1s22s22p63s23p64s2 có 2 electron hóa trị nên dễ nhường 2 electron hóa trị hơn.

Ca: 1s22s22p63s23p64s2 → Ca2+: 1s22s22p63s23p6 + 2e

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Phương trình biểu diễn sự hình thành ion nào sau đây không đúng ?

  • A Li → Li+ + 1e
  • B S + 2e → S2-
  • C Al + 3e → Al3+  
  • D Mg → Mg2+ + 2e

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương

- Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm electron của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion

Lời giải chi tiết:

Phương trình biểu diễn chưa đúng là Al  + 3e → Al3+

Sửa lại: Al → Al3+ + 3e

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close