30 bài tập về Flo - Brom - Iot có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh:

  • A HCl.
  • B  H2SO4.     
  • C HF.       
  • D  HNO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chất nào hòa tan được thủy tinh không chứa được trong bình thủy tinh.

Lời giải chi tiết:

Vì HF hòa tan thủy tinh (thành phần chính là SiO2) nhờ phản ứng:

            SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất có tính oxi hoá mạnh nhất trong các chất sau là:

  • A  F2.  
  • B Cl2.     
  • C Br2.      
  • D I2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Thêm từ từ axit HX vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian không thấy hiện tượng gì xảy ra. X là:

    

  • A  Flo. 
  • B Clo.         
  • C Brom.      
  • D Iot.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính tan của các muối halogenua của Ag+.

Lời giải chi tiết:

HX cho vào dung dịch AgNO3 không thấy hiện tượng gì => chứng tỏ không có hiện tượng tạo kết tủa. Chỉ có HF thỏa mãn:

AgNO3 + HF → AgF + HNO3 (AgF tan)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tên gọi của NaBrO là:

  • A  Natri bromit.     
  • B Natri bromua.       
  • C Natri bromat.  
  • D Natri hipobromit

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NaBrO có tên gọi là Natri hipobromit.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong dãy bốn dung dịch axit: HF, HCl, HBr, HI :

           

  • A Tính axit giảm dần từ trái qua phải.
  • B Tính axit tăng dần từ trái qua phải.
  • C  Tính axit biến đổi không theo quy luật.
  • D Tất cả các phương án trên đều sai.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ F đến I thì tính oxi hóa giảm dần

=> HF đến HI tính khử tăng dần (tính axit tăng dần)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:

 

  • A  ns2np7.    
  • B ns2np5.         
  • C np7.          
  • D  ns2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cấu hình của các nguyên tố halogen có dạng chung là ns2np5.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì:

           

  • A Bán kính nguyên tử tăng dần.
  • B Bán kính nguyên tử giảm dần.
  • C Bán kính nguyên tử vừa tăng vừa giảm.
  • D Tất cả đều sai.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần (do số lớp e tăng).

Lời giải chi tiết:

Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần (do số lớp e tăng).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Phản ứng nào sau đây là chính xác:

           

  • A 2I2 + 2H2O -> 4HI + O2.  
  • B 2Br2 + 2H2O -> 4HBr + O2.
  • C 2Cl2 + H2O -> 4HCl + O2.    
  • D 2F2 + 2H2O -> 4HF + O2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- F2 có tính oxi hóa rất mạnh có khả năng oxi hóa dễ dàng nước ở nhiệt độ thường tạo thành O2:

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

- Cl2, Br2, I2 phản ứng với nước:

Cl2 + H2O  HCl + HClO

Br2 + H2O  HBr + HBrO

I2 hầu như không tác dụng với H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho các phản ứng sau:

(1) Na + Br2 → NaBr.

(2) Br2 + NaOH → NaBrO + NaBr + H2O.

(3) Br2 + SO2 + H2O → HBr + H2SO4.

(4) Br2 + Cl2 + H2O → HBrO3 + HCl.

(5) Br2 + NaI → NaBr + I2.

(6) H2 + Br2 → HBr.

Số phản ứng mà brom (Br2) chỉ thể hiện tính oxi hoá là:

  • A 0
  • B 3
  • C 4
  • D 6

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chất oxi hóa là chất nhận e => số oxi hóa giảm

Xác định số oxi hóa của Br trước và sau phản ứng từ đó xác định được PTHH mà Br2 đóng vai trò chất oxi hóa.

Lời giải chi tiết:

Br2 thể hiện tính oxi hóa khi chỉ có sự giảm số oxi hóa tử Br0 → Br-1

Các phản ứng thỏa mãn là: (1), (3), (5), (6)

(2) không thỏa mãn vì Br2 có số oxi hóa vừa tăng (từ 0 lên +1) và vừa giảm (0 xuống -1) => vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

(4) không thỏa mãn vì số oxi hóa của Br tăng từ 0 lên +5 => tính khử

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Dẫn khí SO2 qua dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra là:

            

  • A Dung dịch Br2 mất màu.     
  • B Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C Dung dịch Br2 mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
  • D Dung dịch Br2 mất màu, xuất hiện kết tủa trắng và có khí màu vàng thoát ra.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dung dịch Br2 mất màu nhờ phản ứng:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5 mg nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dung cho một người trong một ngày là:

  • A 0,98 mg.       
  • B  1,96 mg.   
  • C 0,89 mg.   
  • D  1,77 mg.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xét: 127g Iod thì chứa trong 166g KI

Vậy 1,5 mg Iod thì chứa trong mKI = 1,5.166/127 = 1,96 mg

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200 gam A tác dụng với lượng đủ dung dịch bạc nitrat thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức của chất A là:

        

  • A CaF2.         
  • B CaCl2.     
  • C  CaBr2.          
  • D CaI2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

A có công thức là CaX2. Phản ứng với AgNO3:

            CaX2   +   2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgX

(g)        (40 + 2X)                                       2.(108 + X)

(g)        0,200                                              0,376

=> 0,376.(40 + 2X) = 0,200.2(108 + X)

=> X

Lời giải chi tiết:

A có công thức là CaX2. Phản ứng với AgNO3:

            CaX2   +   2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgX

(g)        (40 + 2X)                                       2.(108 + X)

(g)        0,200                                              0,376

=> 0,376.(40 + 2X) = 0,200.2(108 + X)

=> X = 80g (Br)

Vậy muối A là CaBr2

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của hai muối lần lượt là:

  • A NaF và NaCl.  
  • B NaCl và NaBr.  
  • C  NaBr và NaI. 
  • D Cả 2 trường hợp đều đúng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Gọi công thức trung bình của 2 muối là NaZ

            NaZ + AgNO3 → NaNO3 + AgZ

(g)        (23+Z)                                     (108 + Z)

(g)        31,84                                       57,34

=> 57,34.(23 + Z) = 31,84(108 + Z)

=> Z => 2 halogen

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức trung bình của 2 muối là NaZ

            NaZ + AgNO3 → NaNO3 + AgZ

(g)        (23+Z)                                     (108 + Z)

(g)        31,84                                       57,34

=> 57,34.(23 + Z) = 31,84(108 + Z)

=> Z = 83,13g

Vậy halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp là Br(80) và I(127)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sục khí clo (Cl2) dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam so với ban đầu. Lượng clo (Cl2) đã tham gia phản ứng là:

  • A 0,1 mol.   
  • B 0,05 mol.
  • C 0,02 mol.   
  • D  0,01 mol.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xét tổng quát:

           Cl2 + 2Br- → 2Cl- + Br2

(mol)    x  →   2x    →  2x

Vậy mmuối giảm = mBr- - mCl-

Lời giải chi tiết:

Xét tổng quát:

           Cl2 + 2Br- → 2Cl- + Br2

(mol)    x  →   2x    →  2x

Vậy mmuối giảm = mBr- - mCl- = 80.2x – 35,5.2x = 4,45g

=> x = 0,05 mol

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong thực tế, axit không thể đựng bằng lọ thuỷ tinh (thành phần chính là SiO2) là:

  • A HF.    
  • B  HCl.    
  • C  HBr.  
  • D HI.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Những chất nào có phản ứng với thành phần của thủy tinh thì không thể dùng lọ thủy tinh để đựng chất đó.

Lời giải chi tiết:

HF có thể hòa tan thủy tinh (thành phần chính là SiO2) nhờ phản ứng:

            SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho V lít hỗn hợp khí gồm H2S và SO2 tác dụng với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là

          

  • A 0,112 lít.    
  • B 2,24 lít.    
  • C  1,12 lít.  
  • D 0,224 lít.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Các phản ứng:

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Lời giải chi tiết:

Các phản ứng :

H2S + 4Br2 + 4H2O -> H2SO4 + 8HBr

SO2 + Br2 + 2H2O -> H2SO4 + 2HBr

H2SO4 + BaCl-> BaSO4 + 2HCl

=> nH2S + nSO2 = nH2SO4 = nBaSO4 = 0,01 mol

=> Vkhí = 0,224 lit

 Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Chất NaBr có tên là

  • A Natri bromit.   
  • B Natri bromua.        
  • C Natri bromat.    
  • D Natri hipobromit.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NaBr có tên gọi là Natri bromua.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Trong việc sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn brom phải cần dùng 0,6 tấn clo. Hiệu suất của quá trình điều chế brom là

  • A 60%.        
  • B 73,96% .        
  • C 83,96%.        
  • D 90%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

nBr2 LT=nCl2 LT = ?

nBr2 TT = ?

H= nBr2 TT/ nBr2 LT

Lời giải chi tiết:

nBr2 LT=nCl2 LT = 0,6/71

nBr2 TT = 1/160

H= nBr2 TT/ nBr2 LT=(1/160):(0,6/71).100%=73,96%

Đáp án B

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch  chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch  bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc haogenua. Hãy xác định công thức chất A

  • A CaF2.  
  • B CaCl2          
  • C CaBr2      
  • D CaI2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Người ta có thể điểu chế iot bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp chất rắn NaI và MnO2. Phát biểu đúng là

  • A H2SO4 là  chất oxi hóa, NaI là chất khử, MnO2 là chất xúc tác.
  • B H2SO4 là chất xúc tác , NaI là chất khử, MnO2 là chất oxi hóa.
  • C H2SO4 là môi trường, NaI là chất khử, MnO2 là chất oxi hóa.
  • D H2SO4 và MnO2 là chất oxi hóa, NaI là chất khử.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết PTHH và xác định vai trò của các chất trong phản ứng.

(Chất khử là chất nhường e, chất oxi hóa là chất nhận e)

Lời giải chi tiết:

2H2SO4 + 2NaI + MnO2 → 2H2O + I2 + MnSO4 + Na2SO4

=> NaI là chất khử , MnO2 là chất oxi hóa, H2SO4 là mỗi trường.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho phản ứng : SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2X

X là chất nào trong các chất sau:

  • A HBr                                   
  • B HBrO                                             
  • C HBrO3                               
  • D HBrO4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dự đoán sản phẩm của phản ứng oxi hóa khử.

Lời giải chi tiết:

SO2 là chất khử nên  Br2 là chất oxi hóa  => brom sẽ có số oxi hóa đi xuống => từ 0 xuống - 1

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho kim loại Fe tác dụng với phi kim nào sau đây không thu được muối sắt(III) ?

  • A Cl2                                     
  • B F2                                                   
  • C Br2                                     
  • D I2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính oxi hóa của các halogen để suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong nhóm halogen thì I2 có tính oxi hóa yếu nhất nên không thể oxi hóa sắt lên Fe+3 được  

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khối lượng Brom cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 30 gam NaI là

  • A 32 gam.           
  • B 16 gam.
  • C 24 gam.           
  • D 8 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH

Lời giải chi tiết:

nNaI = 30/(23 + 127) = 0,2 mol

PTHH: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Theo PTHH: nBr2 = 0,5nNaI = 0,1 mol

=> mBr2 = 0,1.160 = 16 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đun nóng 0,08 mol I2 với 0,1 mol H2 thu được hỗn hợp X có chứa 0,01 mol HI. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp HI là

  • A 6,25%.
  • B 10,00%.
  • C 12,50%.
  • D 5,00%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH: H2  +  I2 \(\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows \) 2HI

Lời giải chi tiết:

PTHH: H2  +  I2 \(\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows \) 2HI

Bđ:      0,1      0,08                         (Ta thấy: 0,1/1 > 0,08/1 nên H% tính theo I2)

Pư:   0,005 ← 0,005 ←      0,01

=> H% = \(\frac{0,005}{0,08}.100%\) = 6,25%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

 Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:

  • A sự phân hủy.
  • B sự bay hơi.
  • C sự chuyển trạng thái.     
  • D sự thăng hoa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là: sự thăng hoa.

Lời giải chi tiết:

Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:

sự thăng hoa.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo.

  • A Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
  • B Vì flo không tác dụng với nước.
  • C Vì flo có thể tan trong nước.
  • D Vì một lí do khác.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của F2 để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Không điều chế được nước flo vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.

PTHH xảy ra là 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phản ứng hóa học nào trong những phản ứng sau đã chứng minh brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot?

  • A Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O        
  • B Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
  • C Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
  • D Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 3HBrO3 + 10HCl

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng Br2 oxi hóa được ion I- tạo thành I2.

Lời giải chi tiết:

Ở phản ứng Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 thì Br2 oxi hóa được ion I- tạo thành I2. Do đó phản ứng hóa học đó chứng minh brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Brom là chất

  • A oxi hóa.
  • B khử.
  • C vừa oxi hóa, vừa khử.
  • D

    không oxi hóa khử

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Xác định sự thay đổi số oxi hóa của brom, nếu số oxi hóa tăng thì brom là chất khử, nếu số oxi hóa giảm thì brom là chất oxi hóa.

Lời giải chi tiết:

\(S{O_2} + \mathop {B{r_2}}\limits^0  + 2{H_2}O \to 2H\mathop {Br}\limits^{ - 1}  + {H_2}S{O_4}\) 

Brom là chất oxi hóa

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH, dung dịch thu được làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào sau đây?

  • A Màu đỏ  
  • B Màu xanh
  • C Không đổi màu
  • D

    Không xác định được

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Viết PTHH, so sánh số mol tìm ra chất dư.

+ Nếu cả hai chất cùng hết → quỳ tím không chuyển màu.

+ Nếu HBr dư → quỳ tím chuyển màu đỏ do HBr có tính axit.

+ Nếu NaOH dư → quỳ tím chuyển màu xanh do NaOH có tính kiềm.

Lời giải chi tiết:

\({n_{HBr}} = {1 \over {81}}(mol);{n_{NaOH}} = {1 \over {40}}(mol)\) 

- PTHH: HBr + NaOH → NaBr + H2O

Lập tỉ lệ mol: \({1 \over {81}} < {1 \over {40}}\) ⇒ NaOH dư sau phản ứng → quỳ tím chuyển màu xanh.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Chất nào sau đây khi cho vào hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh?

 

  • A Cl2

     

  • B F2

     

  • C I2

     

  • D Br2

     

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các halogen.

 

Lời giải chi tiết:

Ở điều kiện thường, I2 tạo với hồ tinh bột hợp chất có màu xanh.

Đáp án C

 

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close