tuyensinh247

30 bài tập về bảo toàn điện tích có lời giải (phần 1)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Dung dịch A chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng lại, lúc này người đo được lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có trong dung dịch A là:

  • A 1,0  
  • B 0,25    
  • C 0,75                      
  • D 0,5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức chung của các ion KL trong A là M2+.

- Khi cho Na2CO3 vào A tới khi kết tủa lớn nhất thì dừng lại, lúc này ta có:

nMCO3 = nNa2CO3 = 0,25 mol => nM2+ = nMCO3 = 0,25 mol

- BTDDT cho dd A: n anion = nCl- + nNO3- = 2nM2+ = 2.0,25 = 0,5 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42- . Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X ?

  • A 71,4 gam. 
  • B 86,2 gam.   
  • C 119 gam.  
  • D 23,8 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- 100 ml dung dịch X tác dụng với HCl ta xác định được lượng CO32- do phản ứng: 
2H+ + CO32- → H2O + CO2
          0,1 ←                 0,1 (mol)

- 100 ml dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa gồm BaCO3 (0,1 mol) và BaSO4 => mBaSO4 = 43 – 0,1.197 = 23,3 gam

=> nSO42- = nBaSO4 = 23,3 : 233 = 0,1 mol

- 200 ml dung dịch X tác dụng với NaOH xác định được lượng NH4+ do phản ứng:
NH4+ + OH- → NH3 + H2O

0,4             ←    0,4 (mol)

=> 100 ml dung dịch X chứa 0,2 mol NH4+
- Bảo toàn điện tích cho 100 ml dung dịch X ta có: nNa+ + nNH4+ = 2nCO32- + 2nSO42-

=> nNa+ = 0,1.2 + 0,1.2 – 0,2 = 0,2 mol

Vậy 100 ml dung dịch X chứa: Na+ (0,2 mol); NH4+ (0,2 mol); CO32- (0,1 mol); SO42- (0,1 mol)

Khối lượng muối trong 100ml chất tan là: 0,2.23 + 0,2.18 + 0,1.60 + 0,1.96 = 23,8 gam

=> Khối lượng muối trong 300ml chất tan là: 23,8.3 = 71,4 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là: 

  • A 0,030 và 0,018.   
  • B 0,018 và 0,144.    
  • C 0,180 và 0,030. 
  • D 0,030 và 0,180.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích : 3a + 0,15 = b + 0,06

,nOH = 0,252 mol ; nBa2+ = 0,018 mol < nSO4

=> kết tủa gồm 0,018 mol BaSO4 và Al(OH)3

=> nAl(OH)3 = 0,018 mol  < 1/3nOH => có hiện tượng hòa tan kết tủa

=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH – nH+) => nAl3+ = a = 0,03 mol

=> b = 0,18 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là ?

  • A 0,01 và 0,03.  
  • B 0,02 và 0,05.   
  • C 0,05 và 0,01.   
  • D 0,03 và 0,02.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích : 2nCu2+ + nK+ = nCl- + nSO42- => 0,02.2 + 0,03 = x + 2y

Có mmuối = mion  = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5x + 96y = 5,435

=> x = 0,03 ; y = 0,02 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl-và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là

  • A 37,4gam.    
  • B 49,4gam.           
  • C 23,2gam.    
  • D 28,6gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích : 0,1.2 + 0,3.2 = 0,4 + a

=> a = 0,4 mol

2HCO3 -> CO32- + CO2 + H2O

=> sau phản ứng có 0,1 mol Ca2+ ; 0,3 mol Mg2+ ; 0,2 mol CO32- và 0,4 mol Cl-

=> mmuối khan = 37,4g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+; 0,08 mol Cl- ; z mol HCO3- và t mol NO3-. Cô cạn X rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 16,44 gam chất rắn Y. Nếu thêm t mol HNO3 vào X rồi đun dung dịch đến cạn thì thu được muối khan có khối lượng là

  • A 20,60 gam.   
  • B 30,52 gam.   
  • C 25,56 gam.               
  • D 19,48 gam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sau khi cô cạn và nung đến khối lượng không đổi X thì:

            2HCO3- → CO32- + CO2 ↑ → O2- +  CO2

            NO3 → NO2-

=> chất rắn gồm: CaO, CaCl2, Ca(NO2)2

(0,2 mol Ca2+ ; 0,08 mol Cl- ; 0,5z mol O2- ; t mol NO2-)

=> mY = 16,44 gam = 0,2.40 + 0,08.35,5 + 0,5z.16 + 46t (1)

Bảo toàn điện tích cho dung dịch X: 2nCa2+ = nCl- + nHCO3- + nNO3- => 2.0,2 = 0,08 + z + t (2)

Từ (1) và (2) => z = 0,24 mol; t = 0,08 mol

Khi cho t = 0,08 mol HNO3 vào X:

HNO3 + HCO3- → CO2  +H2O + NO3

0,08 →   0,08 (dư 0,24 - 0,08 = 0,16 mol)

Dung dịch thu được chứa: Ca2+ (0,2 mol); Cl- (0,08 mol); HCO3- (0,16 mol); NO3- (0,08 + 0,08 = 0,16 mol)

Khi đun đến cạn thì: 2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O

                                    0,16 →    0,08

Vậy chất rắn thu được chứa: Ca2+ (0,2 mol); Cl- (0,08 mol); CO32- (0,08 mol); NO3- (0,16 mol)

=> mrắn = mCa2+ + mCO3 2- + mNO3- + mCl- = 0,2.40 + 0,08.35,5 + 0,08.60 + 0,16.62 = 25,56g

Đáp án C

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dung dịch X chứa các ion: Na+, Ba2+ và HCO3-. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng với KOH dư, được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng với Ba(OH)2 dư, được 4m gam kết tủa. Đun sôi đến cạn phần ba, thu được V1 lít CO2 (đktc) và chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, thu được thêm V2 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ V1 : V2 bằng

  • A 1 : 3. 
  • B 3 : 2.    
  • C 2 : 1.      
  • D 1 : 1.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+; NH4+ ; SO42-  và Cl- thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu dược 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch A là:

  • A 3,73 gam  
  • B 4,76gam    
  • C 6,92gam   
  • D 7,46gam

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phần 1: n khí NH3 = n NH4+ = 0,03 mol

              n kết tủa = n Fe(OH)3 = 0,01 mol

Phần 2: n kết tủa = n BaSO4 = 0,02 mol

=> toàn bộ A có 0,06 mol NH4+ ; 0,04 mol SO42- ; 0,02 mol Fe3+

=> Theo BT điện tích có n Cl- = 0,04 mol

=> m muối khan = 7,46g

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại. Điều kiện về b (so với a, c, d) để được kết quả này là:

  • A b ≤ a - d/2.
  • B b ≤ c - a +d/2.
  • C b ≥ c - a.
  • D b ≥ c - a + d/2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trình tự phản ứng:

- Thứ tự phản ứng của KL: Mg, Zn

- Thứ tự phản ứng của ion KL: Ag+, Cu2+

Theo đề bài sau phản ứng có 2 ion KL => Đó là Mg2+, Zn2+
Suy ra: 

+ Cu2+, Ag+ hết (vì nếu ko hết thì dd sau pư có nhiều hơn 2 ion KL)

+ Mg hết (vì Mg hết thì mới đến lượt Zn phản ứng tạo Zn2+)

+ Zn có thể vừa đủ hoặc dư

Như vậy: 2nMg + 2nZn ≥ nAg+ + 2nCu2+

hay 2a + 2b ≥ d + 2c => b ≥ c - a + d/2

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,3 mol Cl-; còn lại là ion NH4+. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc, tổng khối lượng hai dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam ? (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể).

  • A 6,761 gam
  • B 4,925 gam
  • C 6,825 gam.              
  • D 12,474 gam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo DLBT điện tích : 2n CO32- + nCl- = nNa+ + nNH4+

=> nNH4+ = 0,25 mol

Ba(OH)2 = 0,054 mol

Xảy ra các phản ứng :    Ba2+  + CO32- → BaCO3

                                   NH4++ OH- → NH3 + H2O

=>m giảm = m BaCO3 + m NH3 = 0,025. 197 + 0,054 . 2 . 17 = 6,761 g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z,t lần lượt là

  • A 0,020 và 0,012                    
  • B 0,020 và 0,120     
  • C 0,120 và 0,020   
  • D 0,012 và 0,096

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

  • A 33,8 gam.
  • B 28,5 gam.
  • C 29,5 gam.
  • D 31,3 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích: nNa+ + nK+ = nHCO3- + 2nSO4 2- + 2nCO3 2-

=> a + 0,15 = 0,1 + 2.0,15 + 2.0,05 => a = 0,35 mol

=> mmuối = ∑mion = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trộn dung dịch chứa Ba2+ ; OH 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch HCO3 0,04 mol; CO32− 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là:

 

  • A 3,94 g 
  • B 5,91g   
  • C 7,88 g      
  • D 1,71g

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+ ; 0,25 mol NH4+ và  0,3 mol Cl. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M vào và đun nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể).Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi là:

  • A 4,215 gam  
  • B 5,296 gam     
  • C 6,761 gam    
  • D 7,015 gam

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khối lượng dung dịch giảm đi chính là khối lượng chất kết tủa và chất khí bay lên

\(\eqalign{ & {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = {\rm{ }}0,27.0,2{\rm{ }} = {\rm{ }}0,054{\rm{ }}(mol) \cr & C{O_3}^{2 - } + B{a^{2 + }}\buildrel {} \over \longrightarrow BaC{O_3} \downarrow \cr & N{H_4}^ + + O{H^ - }\buildrel {} \over \longrightarrow N{H_3} \uparrow + {H_2}O \cr & {m_{BaC{O_3}}} + {m_{N{H_3}}} = 0,025.197 + 0,108.17 = 6,716(g) \cr} \)

Đáp án: C


Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dung dịch X chứa m gam 3 ion : Mg2+, NH4+, SO42-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH thu được 5,8g kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lit khí (dktc). Giá trị của  m là :

  • A 77,4      
  • B 43,8       
  • C 21,9        
  • D 38,7

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích

Lời giải chi tiết:

nMg(OH)2 = 0,1 mol

nNH3 = 0,15 mol

Mg2+ + 2OH- -> Mg(OH)2

NH4+ + OH- -> NH3 + H2O

Trong mỗi phần có : 0,1 mol Mg2+ và 0,15 mol NH4+

Bảo toàn điện tích : nSO4 (1 phần) = ½ (2nMg + nNH4) = 0,175 mol

=> m = (0,1.24 + 0,15.18 + 0,175.96).2 = 43,8g

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

 Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là

  • A 37,4 gam.  
  • B 49,4 gam.   
  • C 23,2 gam. 
  • D 28,6 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích : 0,1 . 2 + 0,3 . 2 = 0,4 + a

=> a = 0,4 mol

2HCO3 → CO32- + CO2 + H2O

=> sau phản ứng có 0,1 mol Ca2+ ; 0,3 mol Mg2+ ; 0,2 mol CO32- và 0,4 mol Cl-

=> mmuối khan = 37,4g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là ?

 

  • A 0,01 và 0,03.
  • B 0,02 và 0,05.  
  • C 0,05 và 0,01.   
  • D 0,03 và 0,02.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích : 2nCu2+ + nK+ = nCl- + nSO42- => 0,02.2 + 0,03 = x + 2y

Có mmuối = mion  = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5x + 96y = 5,435

=> x = 0,03 ; y = 0,02 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một dung dịch chứa 0,04 mol Ba2+, 0,06 mol K+, z mol NO3và t mol Cl-. Tổng khối lượng muối thu được là 14,645 gam. Tính mol NO3- và mol của Cl- ?

  • A 0,07 và 0,07.
  • B 0,05 và 0,08.
  • C 0,1 và 0,14.
  • D  0,07 và 0,14.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Áp dụng bảo toàn điện tích => (1)

- Từ khối lượng muối => (2)

Giải hệ tìm được z, t.

Lời giải chi tiết:

- Áp dụng bảo toàn điện tích:

0,04.2 + 0,06.1 = z.1 + t.1

→ z + t = 0,14 (1)

- Bảo toàn khối lượng:

mmuối = 0,04.137 + 0,06.39 + 62z + 35,5t = 14,654

→ 62z + 35,5t = 6,834 (2)

Giải hệ phương trình (1) (2) được z = t = 0,07

Vậy số mol NO3- là 0,07 và số mol của Cl- là 0,07.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dung dịch A có chứa các ion Ba2+; Mg2+; Ca2+; 0,4 mol SO42- và 0,5 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng. Thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng là

  • A 500 ml.
  • B 250 ml.
  • C 400 ml.
  • D 650 ml.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Viết phương trình ion rút gọn

- Bảo toàn điện tích

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức chung của Ba2+; Mg2+; Ca2+ là M2+

- Bảo toàn điện tích cho dung dịch A:

\(\begin{array}{l}2{n_{{M^{2 + }}}} = 2{n_{S{O_4}^{2 - }}} + {n_{N{O_3}^ - }}\\ \to 2{n_{{M^{2 + }}}} = 2.0,4 + 0,5\\ \to {n_{{M^{2 + }}}} = 0,65\left( {mol} \right)\end{array}\)

- Khi cho dd K2CO3 vào dd A thì:

M2+  +   CO32- → MCO3

0,65 → 0,65                       (mol)

→ nK2CO3 = nCO32- = 0,65 mol

→ V = n : CM = 0,65 : 1 = 0,65 lít

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một dung dịch có chứa 2 loại cation Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) cùng 2 loại anion là Cl(x mol) và SO42- (y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 gam muối khan. Giá trị của x, y là

  • A 0,6 và 0,1.
  • B 0,3 và 0,2.
  • C 0,5 và 0,15.
  • D 0,2 và 0,3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Bảo toàn điện tích => (1)

- Bảo toàn khối lượng => (2)

Giải hệ tìm được x, y.

Lời giải chi tiết:

- Áp dụng bảo toàn điện tích:

0,1.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2

→ x + 2y = 0,8 (1)

- Bảo toàn khối lượng:

mmuối = 0,1.56 + 0,2.27 + 35,5x + 96y = 46,9

→ 35,5x + 96y = 35,9 (2)

Giải hệ (1) (2) thu được x = 0,2 và y = 0,3.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Dung dịch A có chứa các ion K+; Na+ (số mol đều là 0,35 mol) và 0,2 mol SO42-; x mol OH-. Thêm từ từ dung dịch NH4Cl 2M vào dung dịch A cho đến khi lượng khí bay ra lớn nhất thì ngừng. Thể tích dung dịch NH4Cl cần dùng là

  • A 300 ml.
  • B 150 ml.
  • C 200 ml.
  • D 350 ml.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Bảo toàn điện tích tính được số mol OH-

- Viết phương trình ion rút gọn, từ phương trình ion tính được số mol NH4

- Tính thể tích dung dịch NH4Cl dựa theo công thức V = n : CM

 

Lời giải chi tiết:

- Áp dụng bảo toàn điện tích → nK+ + nNa+ = 2.nSO42- + nOH-

→ 0,35 + 0,35 = 2.0,2 + x

→ x = 0,3

- Khi cho dung dịch NH4Cl vào dd A:

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

0,3 ←   0,3 (mol)

→ nNH4Cl = nNH4+ = 0,3 mol

→ V = n : CM = 0,3 : 2 = 0,15 lít

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một dung dịch chứa 0,05 mol Mg2+; 0,15 mol Al3+; a mol SO42- và b mol Cl-. Tổng khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là 29,775 gam. Giá trị của a và b là

  • A 0,1 và 0,075.
  • B 0,2 và 0,15.
  • C 0,15 và 0,2.
  • D 0,075 và 0,1.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Bảo toàn điện tích

- Bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

- Áp dụng bảo toàn điện tích:

0,05.2 + 0,15.3 = a.2 + b.1

→ 2a + b = 0,55 (1)

- Bảo toàn khối lượng:

mmuối = 0,05.24 + 0,15.27 + 96a + 35,5b = 29,775

→ 96a + 35,5b = 24,525 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,2 và b = 0,15

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Dung dịch A có chứa các ion: 0,3 mol K+; 0,25 mol Na+ và 0,25 mol SO42-; a mol CO32-. Thêm từ từ dd HCl 1M vào dd A cho đến khi lượng khí thoát ra là lớn nhất thì ngừng. Thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng:

  • A 50 ml.
  • B  20 ml.
  • C 40 ml.
  • D 60 ml.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Viết phương trình ion rút gọn

- Bảo toàn điện tích

Lời giải chi tiết:

- Áp dụng BTĐT cho dung dịch A:

nK+ + nNa+ = 2nSO4 2- + 2nCO3 2-

=> 0,3 + 0,25 = 2.0,25 + 2nCO3 2-

=> nCO3 2- = 0,025 mol

- Dẫn từ từ HCl vào dung dịch A cho tới khi lượng khí thoát ra lớn nhất thì ngừng:

H+    +     CO32- → HCO3-

0,025 ← 0,025 → 0,025

H+     +   HCO3- → H2O + CO2

0,025 ← 0,025

Vậy nHCl = 0,025 + 0,025 = 0,05 mol

=> V dd HCl = n : CM = 0,05 : 1 = 0,05 lít = 50 ml

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho dung dịch A chứa các ion Mg2+, NH4+, SO42-, Cl-. Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần (2) tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng của các chất tan trong mỗi phần của dung dịch A là m gam. Giá trị của m là

  • A 11,6.
  • B 6,11.
  • C 6,55.
  • D 3,055.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Tính toán theo phương trình ion thu gọn

- Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

Phần 1:

nMg(OH)2 = 0,58/58 = 0,01 mol

nNH3 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

0,01 ←                  0,01

NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

0,03 ←              0,03

Phần 2:

nBaSO4 = 4,66/233 = 0,02 mol

Ba2+ + SO42- → BaSO4

           0,02 ←     0,02

Trong một dd luôn trung hòa về điện nên:

2nMg2+ + nNH4+ = 2nSO42- + nCl-

→ 2.0,01 + 0,03 = 2.0,02 + nCl-

→ nCl- = 0,01

Khối lượng chất tan trong mỗi phần là: m = 0,01.24 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,01.35,5 = 3,055 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Dung dịch Y chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau đó, đun nóng dung dịch thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 thu được 4,66 gam kết tủa.

Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y.

  • A 3,73 gam.
  • B 7,04 gam.
  • C 7,46 gam.
  • D 3,52 gam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Viết phương trình ion rút gọn

- Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

Phần 1:

nFe(OH)3 = 1,07/107 = 0,01 mol

nNH3 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓

0,01 ←                  0,01

NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

0,03 ←              0,03

Phần 2:

nBaSO4 = 4,66/233 = 0,02 mol

Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓

           0,02 ←     0,02

Trong một dd luôn trung hòa về điện nên:

3nFe3+ + nNH4+ = 2nSO42- + nCl-

→ 3.0,01 + 0,03 = 2.0,02 + nCl-

→ nCl- = 0,02

Tổng khối lượng chất tan khi cô cạn dd Y: 

2.(56.0,01 + 18.0,03 + 96.0,02 + 35,5.0,02) = 7,46 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Trộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ ( 0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- ( 0,03 mol), Na+  (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. giá trị của m là

  • A 14,775. 
  • B  7,880.
  • C 5,910. 
  • D 13,790.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+Bảo toàn điện tích để tìm được nBa2+; nHCO3-

+ Viết phương trình ion rút gọn khi trộn dd X với Y, tính toán theo chất phản ứng hết:

OH-  +  HCO3- → CO32- + H2O

Ba2+   +   CO32- → BaCO3

Lời giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích với dd X ta có:

0,17. 1 = 0,02.1 +  2nBa2+

=> nBa2+ = 0,075 (mol)

Bảo toàn điện tích với dd Y ta có:

2.0,03 + 1.nHCO3- = 0,1.1

=> nHCO3- = 0,04 (mol)

Trộn dd X với Y xảy ra phản ứng:

OH-  +  HCO3- → CO32- + H2O

0,04 →0,04 →    0,04             (mol)

Ba2+   +   CO32- → BaCO3

0,07 ←( 0,03+ 0,04) → 0,07  (mol)

=> m = mBaCO3 = 0,07.197= 13,79 (g)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một dung dịch A chứa 0,01 mol K+, 0,02 mol HCO3-, 0,02 mol Mg2+ và x mol SO42-. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch là

  • A 3,53 gam.        
  • B 3,51 gam. 
  • C 2,91 gam.        
  • D 2,07 gam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

BTĐT ta có: 1.nK+ + 2.nMg2+ = 1.nHCO3- + 2.nSO42- → nSO42- = ?

Khi cô cạn dd A xảy ra phản ứng:

2HCO3-  \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)CO32- + CO2 + H2O

Xác định được dd thu được có chứa những ion nào vào bao nhiêu mol → từ đó tính được khối lượng

Lời giải chi tiết:

BTĐT ta có: 1.nK+ + 2.nMg2+ = 1.nHCO3- + 2.nSO42-

→ 1.0,01 + 2.0,02 = 0,02.1 + 2.x

→ x = 0,015 (mol)

Khi cô cạn dd A xảy ra phản ứng:

2HCO3-  \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)CO32- + CO2 + H2O

0,02             → 0,01              (mol)

Vậy dd thu được chứa: Mg2+ dư: 0,02 (mol); K+: 0,01 (mol); SO42-: 0,015 (mol); CO32-: 0,01 (mol)

cô cạn thu được mmuối = mMg2+ + mK+ + mSO42- + mCO32- = 0,02.24 + 0,01.39 + 0,015.96 + 0,01.60 = 2,91 (g)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Có 2 dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ (0,15 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), H+ (0,25 mol), Cl- (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3- (0,25 mol), CO32- (0,15 mol). Một trong 2 dung dịch trên chứa các ion nào dưới đây?

  • A K+, Mg2+, SO42-, Cl-
  • B K+, NH4+, CO32-, Cl-
  • C NH4+, H+, NO3-, SO42-            
  • D Mg2+, H+, SO42-, Cl-

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Để dung dịch tồn tại thì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn điện tích được thỏa mãn.

Lời giải chi tiết:

Để dung dịch tồn tại thì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn điện tích được thỏa mãn.

- Xét đáp án A: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.

- Xét đáp án B: Dung dịch tồn tại vì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn điện tích được thỏa mãn.

- Xét đáp án C: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.

- Xét đáp án D: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Dung dịch X chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm từ từ 250 ml dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tổng số mol các anion có trong dung dịch X là:

  • A 1,0.
  • B 0,25.
  • C 0,75.
  • D 0,5.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết các PTHH xảy ra và áp dụng định luật bảo toàn điện tích để tìm tổng số mol các anion trong X.

Lời giải chi tiết:

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ba2+ + CO32- → BaCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Ta có: nMg2+ + nBa2+ + nCa2+ = nCO3 2- = nNa2CO3= 0,25 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích với dung dịch X ta có: 2. (nMg2+ + nBa2+ + nCa2+)= nCl- + nNO3-

→ nCl- + nNO3- = 0,5 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3-, Cl-. Trong đó, số mol của ion Cl- là 0,1 mol. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa.Phần 2 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam kết chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A 9,21. 
  • B 9,26. 
  • C 8,79. 
  • D 7,47.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết pt ion rút gọn các quá trình xảy ra

Sử dụng bảo toàn điện tích với các chất trong dd X

Lời giải chi tiết:

Đặt trong 1/2 dd X \(\left\{ \begin{array}{l}C{a^{2 + }}:a(mol))\\N{a^ + }:b\,(mol)\\HC{O_3}^ - :c\,\,(mol)\\C{l^ - }:0,05\,(mol)\end{array} \right.\)

Xét dd X + NaOH dư thu được 2 gam kết tủa, còn khi pư với dd Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa

→ Chứng tỏ lượng kết tủa 2 gam tính theo số mol của Ca2+ ban đầu.

Lượng kết tủa 3g tính theo số mol của HCO3-

HCO3-  + OH- → CO32- + H2O

CO32- + Ca2+ → CaCO3

nCaCO3 = 2 : 100 = 0,02 (mol) → nCa2+ bđ = n­CaCO3 = 0,02 (mol) → a = 0,02

nCaCO3 = 3 : 100 = 0,03 (mol) → nHCO3- = nCaCO3 = 0,03 (mol) → b = 0,03

Bảo toàn điện tích với các chất trong dd X ta có:

\(\begin{array}{l}2{n_{C{a^{2 + }}}} + 1.{n_{N{a^ + }}} = 1.{n_{HC{O_3}^ - }} + 1.{n_{C{l^ - }}}\\ \to 2.0,02 + b = 1.0,03 + 1.0,05\\ \to b = 0,04\,(mol)\end{array}\)

Đun sôi 1/2 dd X có phản ứng:

2HCO3-  → CO32- + CO2↑ + H2O

0,03       → 0,015 (mol)

Rắn thu được chứa các ion là: Ca2+: 0,02 (mol); Na+: 0,04 (mol); CO32-:0,015 (mol); Cl-: 0,05 (mol)

→ mrắn = 0,02.40 + 0,04.23 + 0,015.60 + 0,05.35,5 = 4,395 (g)

Vậy đun sôi toàn bộ X thu được mrắn = 2×4,395=8,79 (g)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close