30 bài tập Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp  bị chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào

  • A Điều kiện tự nhiên 
  • B  Kỹ thuật
  • C Lịch sử   
  • D Thị trường

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp  bị chi phối chủ yếu bởi nhân tố điều kiện tự nhiên (sgk trang 106)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là:

  • A Thủy sản        
  • B Cây công nghiệp ngắn ngày
  • C Gia cầm   
  • D Cây công nghiệp dài ngày.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo bảng 25.1 sgk trang 106, Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là Cây công nghiệp dài ngày.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng :

  • A Đồng bằng sông Hồng.   
  • B Duyên hải miền Trung.
  • C Đông Nam Bộ. 
  • D Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108, Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ không có tác động :

  • A Khai thác hợp lý hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên.
  • B Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
  • C Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
  • D Tạo điều kiện xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp làm tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chứ không tạo điều kiện xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • A Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
  • B Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
  • C Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
  • D Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí, đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản, dễ bị hạn hán vào mùa khô

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
  • B Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
  • C Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực.
  • D Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp => vì thế phải tăng cường thâm canh, tăng năng suất mới đáp ứng nhu cầu lương thực

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Vùng có diện tích chè lớn nhất nước ta là

  • A Bắc Trung Bộ.        
  • B Tây Nguyên.   
  • C Trung du và miền núi Bắc Bộ.  
  • D Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào bảng 25.2 sgk trang 109 và Atlat trang 18-19, vùng tập trung sản xuất chè lớn nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đây là điểm giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

  • A Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
  • B Cả  hai đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
  • C Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
  • D Đông Nam Bộ  mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng suy giảm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước

=> Cả  hai đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp

  • A  Đồng bằng sông Hồng.     
  • B Đông Nam Bộ.
  • C Đồng bằng sông Cửu Long.  
  • D  Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng (bảng 25.1 sgk trang 107)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là:

  • A đầu tư thâm canh, luân canh, tăng vụ
  • B phát triển nền công nghiệp cổ truyền
  • C Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất     
  • D đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khi thị trường có biến động bất lợi là đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dựa vào đặc điểm sinh thái nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có mấy vùng nông nghiệp?

  • A 5
  • B 6
  • C 7
  • D 8

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, 7 vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam (hoặc sử dụng atlat trang 18 có 7 vùng và ranh giới các vùng)

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào sau đây?

  • A Bắc Trung Bộ.  
  • B Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C  Đồng bằng sông Hồng.       
  • D  Tây Nguyên.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (sgk Địa lí 12 trang 107)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vùng có trình độ thâm canh cao nhất trong các vùng nông nghiệp dưới đây là?

  • A Trung du miền núi Bắc Bộ
  • B Tây Nguyên
  • C Bắc Trung Bộ
  • D Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiến thức bài 25, lớp 12. Trình độ thâm canh nông nghiệp cao nhất là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

=> chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nét giống nhau vì đều có

 

  • A đất feralit trên đá vôi và đá phiến.
  • B một mùa đông lạnh.
  • C khí hậu mang tính chất cận xích đạo.   
  • D địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nét giống nhau vì đều có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên đều trồng được các loại cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đây là điểm khác nhau chủ yếu trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long :

  • A Địa hình.      
  • B Đất đai.    
  • C Khí hậu.    
  • D Nguồn nước.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

ĐBSH và ĐBSCL đều có địa hình đồng bằng tương đối thấp và bằng bẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào … điểm khác nhau chủ yếu trong điều kiện sinh thái nông nghiệp của 2 vùng này chính là khí hậu, ĐBSH có 1 mùa đông lạnh, ĐBSCL nóng quanh năm -> hướng chuyên môn hóa khác nhau

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Vùng không trồng cây cao su của Việt Nam là?

  • A Tây Nguyên   
  • B Đồng bằng sông Hồng
  • C Đông Nam Bộ 
  • D Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng không có đất feralit và khí hậu thích hợp để trồng cao su, kiến thức bài 22 (cây công nghiệp), bài 25; hoặc dựa vào atlat trang 18 hoặc 19 tra cứu không thấy kí hiệu cây cao su ở đồng bằng sông Hồng.

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng là:

  • A Tương đối thấp.
  • B Khá cao.
  • C Cao.
  • D Thấp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng cao nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật và sử dụng nhiều giống mới, các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

“Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm về điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng:

  • A Bắc Trung Bộ.
  • B Tây Nguyên
  • C Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • D Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

“Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm tiêu biểu của điều kiện sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 107).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Vùng nông nghiệp nào sau đây chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản?

  • A Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B Tây Nguyên.
  • C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D Đông Nam Bộ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Bộ là vùng nông nghiệp chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Đồng thời, vùng cũng phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.(SGK/108 Địa lí 12)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong phát triển cây công nghiệp, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có:

  • A Ngành công nghiệp chế biến phát triển
  • B Trình độ thâm canh cao
  • C Thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm
  • D Trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta, giữ vị trí lần lượt số 2 và số 1 cả nước với thế mạnh nổi bật là các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thủy sản là hướng chuyên môn hóa của vùng nhau đây ở nước ta?

  • A Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thủy sản là hướng chuyên môn hóa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn nhưng trong ngành thủy sản vùng chủ yếu phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản không phát triển => loại C

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là

  • A Đậu tương, đay, cói.
  • B Cây ăn quả, cây dược liệu.
  • C Cây công nghiệp lâu năm.
  • D Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,… ở khu vực phía Tây của vùng Bắc Trung Bộ (SGK/107, địa lí 12 cơ bản).

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng Sông Hồng so với Đồng bằng Sông Cửu Long là

  • A lúa có chất lượng cao.
  • B các loại rau cao cấp.
  • C cây ăn quả.
  • D đay, cói.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng Sông Hồng so với Đồng bằng Sông Cửu Long là các loại rau cao cấp (SGK/107 – 108, địa lí 12 cơ bản).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vùng có trình độ thâm canh tương đồng với Trung du miền núi Bắc Bộ là:

  • A Tây Nguyên.
  • B Đông Nam Bộ.
  • C Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D Đồng bằng sông Hồng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Nhìn chung, Trung du miền núi Bắc Bộ có trình độ thâm canh thấp

- Đông Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long có trình độ thâm canh cao; ĐB sông Hồng có trình độ thâm canh khá cao => loại B, C, D

- Tây Nguyên là vùng có hoạt động sản xuất nông nghệp cổ truyền, quảng canh là chính, trình độ thâm canh nhìn chung còn thấp => tương đồng với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là do:

  • A  Trình độ thâm canh.
  • B Đặc điểm địa hình.
  • C Đặc điểm khí hậu.
  • D Truyền thống sản xuất

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là do sự khác biệt về đặc điểm khí hậu.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng với các kiểu nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới

=> thích hợp với các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như chè, trẩu, sở, hồi…

- Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm

=> thích hợp với các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • A Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
  • B Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
  • C Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
  • D Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta với các đồng bằng nhỏ hẹp, kéo dài => loại C, D.

- Xét đáp án A, B: duyên hải Nam Trung Bộ nằm phía Nam dãy Bạch Mã, khí hậu nắng nóng quanh năm và không có mùa đông lạnh => loại A

=> Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thủy sản

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đặc điểm không đúng về trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A Trình độ thâm canh thấp, sử dụng ít máy móc, vật tư nông nghiệp
  • B Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ
  • C Sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp
  • D Ở vùng trung du, trình độ thâm canh đang được nâng cao

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 25 – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, trang 107 sgk Địa 12

Lời giải chi tiết:

Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp là đặc trưng của các vùng có trình độ thâm canh cao ở đồng bằng đồng Hồng, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.

=> Đây không phải là đặc trưng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao và đang tăng mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là :

  • A Lúa gạo.
  • B Lợn.
  • C Gia cầm.
  • D Đậu tương.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quan sát bảng 25.2 SGK/109 và phần chú thích trang 110: kí hiệu mũi tên thẳng lên cho biết sản phẩm nông nghiệp đang tăng mạnh; 3 dấu cộng cho thấy mức độ tập trung rất cao.

Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSH là:

- Lúa gạo: mức độ tập trung cao => loại A

- Lợn: mức độ tập trung rất cao và đang tăng lên => loại B

- Đậu tương có mức độ tập trung cao và tăng mạnh => loại D

- Gia cầm: mức độ tập trung rất cao và tăng mạnh (mũi tên thẳng lên) => C đúng

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, lúa gạo trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện

  • A đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.     
  • B đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
  • C phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng sinh thái nông nghiệp.
  • D tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK địa lí 12 cơ bản trang 88.

Lời giải chi tiết:

Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, lúa gạo trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long đã các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là

  • A Cho thêm việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
  • B Khai thác hợp lí tự nhiên, sử dụng hiệu quả lao động.
  • C Sử dụng hiệu quả nguồn lao động, bảo vệ môi trường
  • D bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí điều kiện tự nhiên.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 25, trang 109 sgk Địa lí 12

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là cho phép khai thác hợp lí hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close